Vậy thực tế STEAM cho trẻ mầm non được triển khai và áp dụng như thế nào?
Giáo dục STEAM luôn đổi mới và sáng tạo xoay quanh bản chất của nó. Nghĩa là, không phải cứ học STEAM là phải học kiến thức của cả 5 môn học mà học STEAM là để hiểu bản chất của các kiến thức liên quan đến 2 hay 5 môn học kể trên thông qua các hình thức phù hợp với đối tượng áp dụng. Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đem đến cho các bé sự trải nghiệm kiến thức cực kỳ lý thú thông qua các hoạt động thực hành, hoạt động nhóm, qua quan sát và đặt câu hỏi,...Trái ngược lại với suy nghĩ của rất nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi từ 3-5: “Trẻ đi mầm non chủ yếu là để các cô trông nom giúp trong khi bố mẹ đi làm”, các bé khi được học và tham gia vào các hoạt động STEAM cho trẻ mầm non sẽ trở nên tập trung, hăng hái, sáng tạo và tò mò. Ở độ tuổi mầm non, nhận thức của trẻ còn non nớt, chưa “tiêu hóa” được những lý thuyết sách vở nhưng sự tiếp nhận - học hỏi qua trải nghiệm lại rất mạnh mẽ. Bố mẹ và giáo viên nên đồng hành, tìm hiểu rõ về stem trong giáo dục mầm non để có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
2. Cách học STEAM cho trẻ mầm non
Trẻ mầm non không học tập thông qua các bài giảng lý thuyết mà học qua trực tiếp thực hành là chủ yếu. Vì vậy, việc triển khai phương pháp STEAM cho trẻ mầm non cần được xây dựng bài bản và chi tiết để phù hợp với mức độ nhận thức của trẻ. Giáo viên nên đóng vai trò người hướng dẫn - giải đáp khi trẻ thực hành một thí nghiệm hay một bài thực hành. Khi triển khai STEAM cho trẻ mầm non, giáo viên hãy đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những cảm nhận về sự thay đổi khi thực hành. Điều đó khuyến khích trẻ động não tư duy, tự rút ra bài học và liên kết các kiến thức lại với nhau.