Vắc xin bất hoạt Vero Cell (hay còn gọi là Sinopharm) do tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc phát triển, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 07/5/2021. Tại Việt Nam, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại quyết định số 2763/QĐ-BYT ngày 03/6/202
Vắc xin Sinopharm có an toàn không?
WHO đã đánh giá kỹ lưỡng số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu lực của vắc xin Sinopharm và khuyến cáo sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Hiệu lực bảo vệ:
Sau 14 ngày kể từ khi tiêm đủ hai liều, vắc xin có hiệu quả 79% phòng lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có triệu chứng. Hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79%.
Chống chỉ định:
- Người có tiền sử phản ứng nặng sau lần đầu tiêm vắc xin Sinopharm.
- Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm.
Lịch tiêm chủng:
- WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin Sinopharm theo lịch 02 liều (0,5ml) tiêm bắp.
- Khoảng cách giữa 02 liều tiêm là 3 – 4 tuần.
Thận trọng:
- Người có bệnh nền, người từ 60 tuổi trở lên: Cần khám sàng lọc kỹ và chủ động giám sát phản ứng sau tiêm chủng.
- Phụ nữ có thai: Tiêm vắc xin khi lợi ích của vắc xin lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và thai nhi.
- Người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch: Tiêm vắc xin nếu thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng. Không cần xét nghiệm HIV trước khi tiêm.
- Người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: Tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh.
- Người đã điều trị Covid-19 bằng huyết tương: Nên hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày
Phản ứng sau tiêm chủng: Hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn.
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau, đỏ, sưng, cứng, ngứa.
- Phản ứng toàn thân: Đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa…