1.Thuốc chống viêm corticoid là gì?
Thuốc chống viêm corticoid (còn được gọi là corticosteroid), là loại thuốc được sản xuất gần giống với cortisol, một loại hormone mà tuyến thượng thận sản xuất tự nhiên trong cơ thể.
Corticosteroid thường được gọi bằng thuật ngữ rút gọn là ‘steroid’. Lưu ý, corticosteroid khác với các hợp chất steroid liên quan đến nội tiết tố nam.
Corticoid có tác dụng làm giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch, chống dị ứng (ngăn chặn giải phóng histamine, một hóa chất trung gian được tạo ra trong phản ứng dị ứng) và được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh có liên quan đến viêm, dị ứng và miễn dịch.
Một số loại thuốc corticosteroid như: Cortisone, prednisone, dexamethasone và methylprednisolone…
2. Corticoid hoạt động như thế nào?
Corticoid hoạt động bằng cách giảm viêm và giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Viêm là một quá trình trong đó các tế bào bạch cầu và hóa chất của cơ thể giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng và các chất lạ như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, trong một số bệnh, hệ thống phòng thủ của cơ thể (hệ thống miễn dịch) không hoạt động bình thường. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm hoạt động chống lại các mô của cơ thể và gây ra tổn thương.
Các dấu hiệu của chứng viêm bao gồm:
Đỏ
Nóng
Sưng tấy
Đau.
Corticoid làm giảm sản xuất các hóa chất gây viêm. Điều này giúp giữ tổn thương mô ở mức thấp nhất có thể. Corticoid cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách ảnh hưởng đến cách các tế bào bạch cầu hoạt động.
3. Corticoid được dùng khi nào?
Corticoid được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng trong đó hệ thống phòng thủ (miễn dịch) của cơ thể không hoạt động bình thường và gây ra tổn thương mô. Corticoid có thể là liệu pháp chính cho một số bệnh nhất định có liên quan đến viêm và miễn dịch. Đối với các tình trạng khác, steroid chỉ có thể được sử dụng một cách hạn chế hoặc khi các biện pháp khác không hiệu quả.
Corticoid được sử dụng trong điều trị một số tình trạng viêm thấp khớp, chẳng hạn như:
Viêm mạch máu hệ thống
Viêm cơ
Viêm khớp dạng thấp
Lupus ban đỏ hệ thống (một bệnh gây ra bởi chức năng hệ thống miễn dịch bất thường).
Corticoid có thể ngăn chặn sự trầm trọng hơn của tình trạng viêm thận, có thể dẫn đến suy thận ở những người bị lupus hoặc viêm mạch máu. Đối với những bệnh nhân này, liệu pháp corticoid có thể loại bỏ nhu cầu lọc máu hoặc cấy ghép thận.
Liều thấp của corticoid có thể giúp giảm đau và cứng khớp đáng kể cho những người bị viêm khớp dạng thấp. Sử dụng steroid liều cao hơn trong thời gian ngắn có thể giúp một người phục hồi sau đợt bùng phát viêm khớp nặng…
3. Dùng corticoid trị COVID-19 khi nào?
Người bệnh không tự ý dùng các thuốc corticoid
Với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, các bác sĩ lâm sàng và các nhà khoa học đã và đang cố gắng tìm ra liệu pháp điều trị hiệu quả cho các biến chứng đe dọa tính mạng của COVID-19. Kinh nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy rằng sử dụng corticoid sẽ cải thiện kết quả ở những người bị COVID-19 nặng, cần thở oxy hoặc thở máy.
Như vậy, đối với bệnh nhân COVID-19, ở giai đoạn bệnh nặng (những bệnh nhân bị bệnh nặng), hệ thống miễn dịch chuyển sang chế độ hoạt động quá mức có hại, gây ra cơn bão cytokine gây hại cho cơ thể, bao gồm cả phổi, dùng corticoid sẽ ức chế miễn dịch nên có lợi, giúp cải thiện tình hình và cải thiện cơ hội sống sót cho người bệnh.
Nhưng ở giai đoạn đầu (hay ở những bệnh nhân bị bệnh nhẹ), nếu dùng ngay thuốc ức chế miễn dịch như corticoid sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể, làm suy yếu hệ thống miễn dịch (tuyến phòng thủ) này ngay từ đầu (khi cơ thể đang chiến đấu với virus), khiến cho virus có cơ hội phát triển, có thể làm cho bệnh COVID-19 trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, lạm dụng corticoid người bệnh còn có nguy cơ gặp các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc…
“Khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như SARS-CoV-2 và dẫn đến phản ứng viêm toàn hệ thống, gây tổn thương mô, nguy hiểm đến tính mạng, lúc này bác sĩ sẽ dùng thuốc chống viêm corticoid để làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể”. |
Nhìn mờ.
Yếu cơ.
Thay đổi tâm trạng.
Tăng cân.
Các tác dụng phụ thường gặp của corticoid toàn thân bao gồm:
4. Bất lợi và các tai biến có thể xảy ra khi dùng thuốc
Tăng sự phát triển của lông trên cơ thể.
Không phải tất cả các bệnh nhân sẽ phát triển các tác dụng phụ. Mức độ xảy ra tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc ở mỗi cá nhân, liều lượng, loại thuốc và thời gian điều trị...Tuy nhiên, nếu việc sử dụng corticoid liên quan đến liều lượng cao và kéo dài số lượng các tác dụng phụ có thể tăng lên.
Giữ nước, phù…
Đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp.
Khó ngủ.
Lo lắng, bồn chồn.
Kích ứng dạ dày.
Khởi phát hoặc trầm trọng hơn bệnh tăng huyết áp.
Bệnh tiểu đường khởi phát hoặc trở nên trầm trọng hơn.
Loãng xương.
Mụn.
Hội chứng Cushing.
Giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, nên cơ thể dễ bi nhiễm bệnh.
Dễ bị bầm tím (xuất huyết).
Corticoid có thể khởi phát hoặc trầm trọng hơn bệnh tăng huyết áp
5. Làm thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ của corticoid?
Quyết định kê đơn corticoid luôn được thực hiện trên cơ sở cá nhân người bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét tuổi tác, cơ địa người bệnh, bệnh tật và các loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng… cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.
Những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của corticoid thay đổi theo:
Bản chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh đang điều trị.
Sự hiện diện hoặc không có các lựa chọn thay thế điều trị khác.
Sự hiện diện hoặc không có các vấn đề y tế quan trọng khác.
Để giảm thiểu tác dụng phụ của corticoid:
Chỉ sử dụng corticoid khi cần thiết.
Sử dụng liều nhỏ nhất cần thiết để kiểm soát bệnh.
Giảm liều dần dần miễn là bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.
Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu sớm của các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Theo dõi huyết áp và đường huyết thường xuyên và điều trị nếu cần thiết.
Theo dõi mật độ xương và kê đơn thuốc và chất bổ sung để giúp xương khỏe mạnh…
Đây là thuốc phải kê đơn, người bệnh không được tự ý dùng các thuốc corticoid để điều trị bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/f0-dung-thuoc-chong-viem-khong-dung-nguy-co-tro-nang-va-nhieu-bien-chung-169220313132739897.htm