Một ngày nọ, Cecilia, một em bé ở tuổi mới tập đi trong lớp Nghệ Thuật Gymboree, chỉ muốn vẽ toàn bằng màu đen. Cô bé dùng cọ quẹt nhanh vài nét to và tiếp tục vẽ như thế, tất nhiên bé cũng dùng nhiều giấy vẽ hơn so với các bạn cùng lớp. Sau giờ học, mẹ cô bé cho biết rằng sáng hôm đó Cecilia rất bực mình về điều gì đó. Rất dễ nhận thấy là Cecilia đang bày tỏ sự bực tức qua hoạt động nghệ thuật của cô bé. Thực ra, đó chính là điều mà Cecilia cần để xoa dịu những xúc cảm của mình và tiếp tục ngày học tập của mình.
Bất chấp tuổi tác, tất cả chúng ta đều cần giải tỏa cảm xúc của mình. Nhiều người lớn đọc sách hay viết lách cho khuây khoả, và một số khác thì tập thể dục, lái xe đi chơi hoặc nói chuyện với bạn bè. Trẻ nhỏ khoảng 18 tháng tuổi bắt đầu thể hiện "những cảm xúc tự phát" kể cả những cảm xúc phức tạp như lòng tự hào, bối rối và xấu hổ. Nhưng trẻ nhỏ bị giới hạn trong cách thức thể hiện cảm xúc, đặc biệt với những cảm xúc phức tạp vì trẻ chưa thể diễn đạt bằng lời. Biểu hiện xúc cảm của trẻ lúc này chủ yếu qua nét mặt, điệu bộ và cử chỉ, như trường hợp của Cecilia, là thông qua các bức vẽ.
Các trải nghiệm nghệ thuật rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc của trẻ em. Nghệ thuật không chỉ là một phương tiện chuyển cảm tải xúc, trẻ nhỏ cũng khám phá rằng những hành động của chúng có tác động như thế nào đối với môi trường xung quanh. Có thể nói, nghệ thuật là phương cách tuyệt vời giúp bạn hỗ trợ sự phát triển cảm xúc của con trẻ đặc biệt là khi bạn cùng trải nghiệm hoạt động nghệ thuật với bé.
Hãy xem con có thể làm được gì này!
Có khả năng tác động đến môi trường xung quanh bạn - và biết được điều đó - là một bước quan trọng dẫn đến việc hình thành sự tự tin và tính tự lập. Chính điều này giúp hình thành lòng tự trọng lành mạnh cho trẻ sau này trong suốt cuộc đời và khả năng đưa ra những quyết định tốt hơn.
Giáo sư nghệ thuật Elliot Eisner ở trường Đại học Stanford đã xác định những lợi ích mà trẻ có được từ nghệ thuật. Trước tiên là khả năng nhận ra rằng những hành động của mình sẽ dẫn đến những kết quả. Những trải nghiệm lặp đi lặp lại bằng những vật liệu giống nhau sẽ giúp bé gặt hái được các kỹ năng mới. Dùng một cây cọ để sơn theo một cách mới hay lăn một quả bóng ra khỏi đất sét lần đầu tiên chỉ đạt được qua sự trải nghiệm với những vật liệu nghệ thuật đơn giản. Con bạn càng khám phá thoải mái với những cây bút sáp, sơn và đất sét, thì bé sẽ càng có năng lực hơn.
Điều quan trọng là bạn phải khen ngợi bé trong suốt quá trình bé làm chứ không phải sản phẩm cuối cùng; chẳng hạn như, "Mẹ thích cách con dùng màu vẽ!" hoặc "Ba thích cái cách con đã vẽ hình này!" thay vì "Con đã vẽ một hình rất đẹp!" Điều này sẽ lần lượt hỗ trợ năng lực phát triển của trẻ.
Điều quan trọng là bạn phải khen ngợi bé trong suốt quá trình bé làm chứ không phải sản phẩm cuối cùng!
Hãy cho bé nhiều giấy và nhiều bút sáp màu để chọn lựa dưới sự quan sát của bạn. Những trẻ năng động có thể cần chọn màu thường xuyên và dùng nhiều giấy. Sự linh hoạt của bạn sẽ hỗ trợ nhu cầu phát hiện kết quả hành động của con bạn. Càng có nhiều vật liệu được cung cấp trong các hoạt động nghệ thuật của trẻ mới tập đi thì càng tốt hơn cho sự trải nghiệm để thể hiện cảm xúc.
Lưu giữ hoạt động nghệ thuật của con bạn bằng cách dán các hình ảnh lên - không chỉ trên tủ lạnh mà còn trong các khung ảnh và những nơi quan trọng khác - điều đó sẽ gián tiếp nói lên rằng bạn đánh giá cao những sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của con mình.
Sự lộn xộn trong mỗi bức vẽ của trẻ nhỏ có ý nghĩa riêng của nó!
Hãy để con bạn khám phá bằng vẽ tranh. Nghe qua thì thấy dễ dàng, nhưng đối với nhiều phụ huynh thì khó mà cho phép một bức vẽ với những màu sắc lộn xộn có vẻ như chẳng thể hiện được hình ảnh cụ thể nào cả. Nhưng bạn có biết sự bừa bộn mà trẻ nhỏ tạo ra là rất quan trọng và có thể mở ra cho bạn thấy nhiều vấn đề của trẻ? Chính những bức vẽ với những sắc màu lộn xộn có thể giúp cha mẹ nhận biết cảm xúc của trẻ và là cầu nối để bạn giao tiếp với con mình.
Thường thì những nét vẽ lộn xộn mà trẻ nhỏ tạo ra xuất phát từ sự sôi nổi của trẻ khi bé mãi mê tham gia vào hoạt động nghệ thuật. Cũng có thể đó là một dấu hiệu gián tiếp cho biết sự thất vọng hay nỗi buồn. Bằng cách cho phép con bạn tự do khám phá và quan sát các phương pháp mà bé sử dụng trong quá trình thể hiện, bạn có thể thu thập được những thông tin hữu ích, có thể xem là chìa khóa dùng mở những cánh cửa tâm hồn để giao tiếp với trẻ. Hãy cho lời bình đối với cách thức mà bé dùng sơn hoặc tốc độ mà bé tô màu, và sau đó mở rộng sang những phản ứng của bé - và cuối cùng là những lời nói của bé.
Bạn có thể giảm thiểu cảm giác "căng thẳng về sự bừa bộn" bằng cách bảo đảm rằng con bạn có nhiều không gian để di chuyển. Lót giấy báo ở những khu vực mà trẻ vẽ và cung cấp sẵn khăn hay giẻ lau. Hãy cung cấp những dụng cụ thích hợp cho trẻ như cọ chắc, hộp đựng màu sơn cạn và những tờ giấy rộng để giúp trẻ dễ di chuyển. Cũng có những chương trình nghệ thuật "sẵn sàng cho sự bừa bộn" mà bạn có thể đăng ký cho bé học, giống như chương trình Nghệ Thuật của Gymboree, nơi có những họat động phát trỉển năng khiếu phù hợp dành cho bé và bạn cùng nhau khám phá nghệ thuật.
Chia sẻ trong nghệ thuật!
Trẻ nhỏ không chỉ là "những người chơi" trong "trò chơi giáo dục". Bé nhận được nhiều hơn thế từ những trải nghiệm nghệ thuật khi tương tác với bạn bè. Bạn có thể mở rộng các ý tưởng của con bạn và giới thiệu những dụng cụ mới khi thấy đến lúc bé cần phải có nhiều họat động thử thách năng lực hơn. Bằng cách tham gia vào các chương trình nghệ thuật tương tác dành cho cha mẹ-con cái, bạn sẽ bồi đắp vào quá trình giáo dục con mình một phần học tập quan trọng.
Không chỉ sự trải nghiệm học tập được cải thiện khi trẻ nhỏ và người lớn cùng giải quyết vấn đề, mà nó cũng được phong phú hơn khi trẻ tích cực tham gia với nhau. Nhiều trẻ em cần phải quan sát nhau trước rồi mới cảm thấy thoải mái thử một quá trình nghệ thuật mới. Lúc đầu có thể khó khăn khi em bé mới tập đi của bạn bắt đầu thể hiện sự độc lập mới mà bé khám phá được, đặc biệt là trong môi trường chung nhóm với bạn bè cùng lứa. Tuy nhiên, chính môi trường nhóm tạo cơ hội cho con bạn được "vui chơi."
Các hoạt động nghệ thuật cung cấp những công cụ xác thực để diễn đạt cảm xúc. Những em bé bắt đầu tập đi thích thể hiện sự độc lập và dùng những đồ vật để làm như thế khi có sự có mặt của những người khác. Ví dụ, khi tô màu, quá trình cầm chắc bút sáp như là sở hữu cá nhân cũng thú vị như phát hiện ra điều bé có thể làm được. Thậm chí nếu em bé nhỏ của bạn quyết định cầm chắc cây bút sáp thay vì dùng nó tô màu, thì bé cũng đang thoả mãn nhu cầu xúc cảm của mình và đang học điều gì đó thông qua quan sát.
Học một cách độc lập quanh những người lớn và cuối cùng hợp tác với các bạn bè cùng trang lứa là điều rất quan trọng đối với các bé mới chập chững bước đi. Nghệ thuật tạo ra một sân chơi hoàn hảo để phát triển những kỹ năng cần thiết giúp bé hoà nhập cộng đồng.
Dù đó là nhu cầu con bạn muốn thể hiện để phát hiện độ lớn mà hành động của bé tạo ra hay để thể hiện sự độc lập với những vật liệu nghệ thuật mà bé chọn, thì những trải nghiệm nghệ thuật cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xúc cảm của bé một cách đáng trân trọng và độc nhất. Theo lời nói của Elliot Eisner, "Nghệ thuật là tuyệt đỉnh, không phải vì nghệ thuật mà là vì tất cả chúng ta!"