Có thể kiểm soát người nhập cảnh bằng phần mềm theo dõi cách ly bắt buộc, cài trên điện thoại trong 30 ngày không được gỡ.
Cả nước đã thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4 đến 15/4 để ngăn chặn Covid-19. Sau đó lệnh được kéo dài đến ngày 22/4 với TP HCM, Hà Nội, 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao và 15 tỉnh thành có nguy cơ.
Trước thời hạn hết thúc cách ly xã hội, nhiều độc giả VnExpress chia sẻ quan điểm và đề xuất:
Bài học của một số bệnh nhân giấu bệnh, mặc dù đã tự cách ly trước đó, đã là cho cả cả nước nói chung xáo trộn về mọi mặt. Nới giãn cách xã hội là việc trước sau cũng phải làm, nhưng nới như thế nào và nới bao nhiêu là đủ? Ý thức của người dân là không giống nhau, cộng thêm việc bị giãn cách xã hội - nhà nào ở yên nhà đấy - một khoảng thời gian đủ để làm người ta bị cuồng chân, muốn ra ngoài. Việc nới giãn cách xã hội bây giờ sẽ gây tâm lý chủ quan của người dân Nếu bệnh dịch bùng phát làn sóng thứ 2 thì sẽ như thế nào? Các cấp lãnh đạo cần phải tính đến kịch bản này.
Trước đó chúng ta đã có khoảng thời gian 14 ngày không có ca bệnh mới, nhưng sau khi bùng phát dịch, nhiều khu vực bị cách ly, và đến hiện tại thì số bệnh nhân đang phải điều trị vẫn còn rất nhiều. Tôi đề nghị, nới giãn cách xã hội, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ biên giới, sân bay, đường thủy, đường bộ, hạn chế nhập cảnh người nước ngoài nếu không có việc thực sự cần thiết. Trong nước cũng chạn chế đi lại, yêu cầu người dân vẫn phải nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân.
Debra Burke
Qua thực tế theo dõi tình hình dịch bệnh, các đặc tính dịch bệnh, cũng như công tác chống dịch của một số quốc gia (đặc biệt là Đức), tôi có một số đề xuất những việc chúng ta cần làm trước khi nới lỏng giãn cách xã hội như sau:
- Truy dấu, thống kê, đánh giá tình hình lây nhiễm trong cộng đồng (bao gồm lây nhiễm không triệu chứng, và các triệu chứng khác thường).
- Thực hiện việc kê khai y tế (online, SMS...) rộng khắp, thậm chí là toàn dân; sàng lọc và xét nghiệm.
- Chọn mẫu ngẫu nhiên ở từng tỉnh thành có nguy cơ cao, đến nguy cơ, các tỉnh thành dọc biên giới, để thống kê tỷ lệ lây nhiễm còn sót lại trong cộng đồng.
Ly Luong
Cần thu thập và phân tích số liệu chính cẩn trọng. Nhưng trước hết, có thể khôi phục một số ngành nghề quan trọng, đảm bảo các biện pháp an toàn khi hoạt động trở lại. Thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM vẫn nên giãn cách và kiểm soát chặt, các ngành y tế, giáo dục ưu tiên khôi phục. Hệ thống giao thông cần quản lý và hạn chế việc đi lại giữa các vùng. Chúng ta vẫn phải phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo những biện pháp kiểm soát, tránh để dịch bùng phát. Việc này cần sự hỗ trợ phối hợp nhịp nhàng, chính xác. Việc sớm đưa dụng cụ test nhanh và áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi tình trạng sức khoẻ của người dân là cấp thiết.