Những năm học mầm non là trải nghiệm đầu đời trên con đường học tập của bé. Một vài bé cảm thấy hồi hộp khi tới trường: bé phải giơ tay phát biểu, hát trong nhóm nhạc, thuyết trình trước các bạn thậm chí hồi hộp ngay cả việc tự chọn thức ăn trong bữa trưa...
Những bé nhút nhát hoặc những bé tính tình kín đáo, dè dặt thường cảm thấy cái gì cũng lạ lẫm và không quen với các hoạt động. Bé có thể khó khăn khi phát biểu trước đám đông, luôn đứng hàng sau và cuối hàng hoặc thích chơi một mình một góc hơn là hòa vào nhóm bạn.
Bạn có nên lo lắng khi con bạn nhút nhát?
Ai cũng muốn con cái mình nhanh nhẹn, muốn con hăng say với các hoạt động ở trường nhất là trong những năm đầu đời. Nhưng không nên quá khó chịu vì con bạn không biến chuyển gì đặc biệt là đối với bé đang ở lớp chuẩn bị đi học. Trong những năm đầu đời, bé chỉ bắt đầu học cách làm thế nào để tương tác với các bạn trong nhóm, với người khác ngoài những người thân trong gia đình. Rất nhiều bé vẫn cảm thấy thoải mái khi chơi mà không có bạn. Trong lớp mầm non hoặc các lớp bồi dưỡng trước khi tới trường, phần lớn các bé tương tác với nhau nhưng đó chỉ là trong môi trường xã hội của trường học. Bé cần được học những quy tắc trong cư xử, được khám phá những môi trường mới.
Những điều này là một quá trình và cần thời gian.
Mỗi cá nhân bé đang trong thời gian phát triển, trong giai đoạn thay đổi khác biệt nhất trong cuộc đời. Có thể ví như bé giống như từ một con hải ly hiếu động thành một con chuột con ngoan ngoãn. Một vài bé cần nhiều thời gian hơn những bé khác khi bước vào môi trường mới, bạn bè mới, lớp học mới, thầy cô mới...
Vì thế, đặc tính nhút nhát cũng chỉ là một trong những thay đổi đó của bé. Nên bạn không cần phải lo lắng nhiều.
Khuyến khích bé nhút nhát trở nên tự tin như thế nào?
1. Nói chuyện với giáo viên
Rất nhiều chuyên gia và giáo viên nhấn mạnh sự cần thiết của việc các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên liên lạc với họ. Sự giao tiếp giữa giáo viên và phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ bé nhút nhát ở trường.
Khiến bé tự tin là một quá trình cần nhiều thời gian
Bắt đầu bằng việc so sánh xem những hành động ở trường và ở nhà khác nhau như thế nào? Những hoạt động mà bé nhút nhát thích ở nhà mà không thích ở trường? Lượm lặt những thông tin ở lớp và ở trường để giúp bé thích thú với môi trường học tập.
2. Mang những sở thích của bé tới trường
Ví dụ, nếu bé nhút nhát thích thú với những con thú nhồi bông thì hãy mang bộ sưu tập của bé tới lớp mầm non. Bé sẽ cảm thấy thân thuộc hơn.
3. Tới trường cùng bé
Nếu có điều kiện, sẽ xuất hiện của bạn tại lớp học sẽ giúp bé thoải mái hơn ở trường. Một số trường mầm non có mời các phụ huynh tham gia quan sát lớp học và bạn có thể đăng kí.
4. Tạo cơ hội cho bé thành công
Trong thời gian tham quan lớp học, bạn thấy bé chơi trò chơi, làm dự án, những hoạt động nào phù hợp với bé thì hãy cùng giáo viên tạo cơ hội cho bé thành công để giúp bé tự tin hơn.
Nếu những hoạt động nào quá sức với bé hãy thảo luận với giáo viên để giảm tải thành những hoạt động đơn giản hơn.
Tạo cho bé nhiều môi trường học tập khác nhau
5. Tạo ra những thách thức đối với bé
Đôi khi những hoạt động ở trường thường khiến bé buồn chán vì nó quá dễ. Bạn cũng nên trao đổi với giáo viên để bé có được những cơ hội thử sức mình với những trò chơi, hoạt động khó hơn.
6. Giúp bé khi ở nhà
Một vài bé rất tập trung khi ở trong môi trường yên tĩnh, không cần kích thích, áp lực như khi ở trường. Nếu bé muốn vẽ, bạn hãy cùng bé thực hiện. Tìm những bài hát mà bé yêu thích ở trường rồi bật nó lên trong khi bé chơi, trong khi ăn tối.
7. Cho bé cơ hội thực hành song không nên áp đặt
Bé làm chủ các kĩ năng mới ở những môi trường khác nhau. Hãy cho bé tham gia và trải nghiệm nhiều tình huống.
Bé quá nhút nhát thì sao?
Bạn phải làm gì đây khi bé quá nhút nhát? Phần lớn các bé nhút nhát và rụt rè không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu như bé nhút nhát kèm theo khóc hoặc cáu giận ở trường thì bạn cần để ý tới bé. Lớn hơn là sự nhút nhát kèm theo những hành động bạo lực như đánh bạn hoặc đánh giáo viên, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị tâm lí.