Trẻ nào lên bốn cũng tràn trề năng lượng, nói luôn miệng và khá tò mò. Bé háo hức muốn thể hiện cho bạn những gì bé làm được và cả bạn lẫn bé sẽ cùng thấy thú vị thích thú với những thành quả đạt được của bé. Bé luôn muốn thử môi trường xung quanh mình và lúng túng trong các cảm giác giữa an toàn và bất an. Bé cũng có thể là một tên láu cá, kiêu ngạo, thích đặt chuyện và bạn sẽ phải trải qua các cung bậc thăng trầm của cảm xúc với tuổi này của bé, bởi mỗi ngày trôi qua sẽ là một thách thức mới cho cả bé lẫn bạn.
Mỗi bé là một cá thể khác nhau và những điều bé làm ở tuổi lên bốn cũng do đó mà khác biệt ở từng trẻ. Tuy nhiên chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra một số điểm chuẩn sau đây để bạn có thể nhận thấy những gì bé lên bốn của bạn đạt được ở mỗi năm.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ phải mệt lử khi chăm sóc "siêu nhí" nhà mình ở tuổi lên 4. Ảnh: Getty images.
Các giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ 4 tuổi
Các kỹ năng xã hội của trẻ lên 4
• tỏ ra độc lập hơn - có khả năng tự đánh răng và mặc quần áo.
• nhiều đòi hỏi nhưng cũng rất háo hức hợp tác
• có thể hơi thiếu nhã nhặn, hoặc thậm chí còn nói với bạn những câu kiểu "mẹ/ba im đi" - bạn càng phản ứng theo cảm xúc, bé càng ngỗ ngược.
• bé muốn được yêu quý cũng như làm cho bạn bè thấy vui, và có lẽ sẽ có một người bạn thân cùng hoặc khác giới.
• biết về các thứ diễn ra hàng ngày như thức ăn, tiền bạc, các trang thiết bị và khái niệm về thời gian.
• bởi bé có rất ít nhận thức về khái niệm chủ quyền, sở hữu, do đó bé cho rằng tất cả mọi thứ là của bé
• đã biết được sự cảm thông và buồn bã khi một ai đó hoặc vật gì đó bị đau - đây là những gì bé muốn nhận được khi ở trong tình trạng tương tự
• biết nhận thức về giới tính và nảy sinh sự tò mò theo tự nhiên về điều này.
• bộc lộ các hứng thú và đam mê cao với ca hát, nhảy múa và diễn xuất.
• tràn trề các suy nghĩ tưởng tượng
• cố gắng phân biệt sự khác nhau giữa thực tế và hình ảnh tưởng tượng
• bé có thể rất thích kể các câu chuyện "bốc phét"
Kỹ năng vận động ở trẻ lên 4
• có sự phối hợp sắp xếp và cân bằng của một người trưởng thành - cũng như sức mạnh của các cơ bắp để thực hiện các họat động phức tạp hơn.
• thích chuyển động không ngừng - leo trèo, đu đưa, nhảy lộn nhào và nhảy chân sáo.
• thích viết, vẽ, tạo dáng, cắt dán và xây dựng các mô hình.
• những hình ảnh trong các bức vẽ bằng tay sẽ bao gồm tất cả các thành phần quan trọng như mắt, mũi và miệng - mặc dù chúng không có vẻ gì giống người đối với bạn.
Kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ lên 4
• có thể đếm đến 10 hoặc hơn thế.
• có thể kể ra ít nhất bốn màu sắc.
• Thích sử dụng các từ ngữ không hay lắm mà bé vô tình nghe được và đặc biệt thích thú với vẻ sửng sốt trên gương mặt bạn khi bé thốt ra chúng - đừng phản ứng quá mạnh mẽ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu những từ đó có ý nghĩa không hay, ở độ tuổi của trẻ thì không nên
Mẹo dành cho cha mẹ có con tuổi lên 4
Trẻ lên 4 đang ở trong giai đọan học hỏi khá quan trọng. Hãy để bé sải những bước chân tự nhiên trong khi bạn đưa ra cho bé các cơ hội để khuyến khích thúc đẩy lòng hăng hái và sức sang tạo ở bé. Đưa bé đến sở thú, các bảo tàng và đừng bỏ qua các phòng trưng bày tranh. Có rất nhiều sách hay có thể làm rõ các khái niệm không gian mà bé cần biết như trên và dưới, cũng như các khái niệm đối nghịch như to và nhỏ.
Khuyến khích các mối quan hệ bạn bè của bé. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rằng với sự ủng hộ này của bạn, bé sẽ nhận ra các giá trị và quan điểm khác như bố mẹ trẻ suy nghĩ thế nào về tình bạn, bố mẹ không vui khi mình tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn hoặc nói những lời không hay với bạn, từ đó bé cũng có cách điều chỉnh cách xử sự và thái độ với bạn bè để có một mối quan hệ tốt.
Sự an toàn thể chất vẫn là một vấn đề lớn bởi các kỹ năng vận động dù đã phát triển khá đáng kể nhưng sự phán đóan vẫn còn thiếu. Bé cần được nhắc nhở phải biết chờ và nắm tay trước khi băng qua đường, mặc dù bé rất thích nước và luôn muốn được bơi thì bạn cũng không bao giờ nên rời mắt khỏi bé.
Khi bé bày tỏ sự tò mò bình thường về giới tính, bạn chớ nên la rầy hoặc phạt bé. Hãy trả lời các câu hỏi của bé bằng những câu trả lời ngắn và phù hợp với độ tuổi.
Đừng quá phản ứng trước những hành động không mấy dễ chịu của bé. "Dừng chơi" là một hình thức phạt khá hiệu quả ở lứa tuổi này. Thông thường, hình thức kỷ luật này thường được thực hiện một phút ở mỗi độ tuổi, vì vậy hãy áp dụng hình phạt không cho trẻ chơi trò mà bé thích trong khoảng 4 phút khi bé tỏ thái độ không ngoan.
Dạy bé cách yêu học hỏi
Các bậc cha mẹ có thể khuyến khích hết mình trẻ 4 tuổi của họ yêu thích sự học hỏi bằng cách tạo ra nhiều các khoảnh khắc học hỏi tự nhiên. Với các trẻ nhỏ, cách học tốt nhất thường là qua các trò chơi. Hãy dẹp bỏ các món đồ chơi hoạt động bằng pin và tắt ti vi đi. Đặt riêng thời gian cho các môn thủ công nghệ thuật, hát các bài hát thiếu nhi, đọc sách và chơi các trò chơi sáng tạo, năng động.
Hãy tranh thủ để ý những gì bé thích và kết hợp chúng với giờ chơi. Bé thích hoa? Hãy dành thời gian trồng cây chung với bé. Lập biểu đồ phát triển của những đám hoa, vẽ các bức tranh về "khu vườn" và ghi chú tên cho từng loại hoa khác nhau mà bạn và bé đã cùng trồng. Điều này có thể khuyến khích tình yêu học hỏi và bạn cũng có thể cho bé biết được rằng học hỏi thật sự rất thú vị.
Giao cho bé các nhiệm vụ đúng tuổi
Giai đoạn thơ trẻ là khoảng thời gian quan trọng và có thể tạo hay phá vỡ sự đam mê học hỏi của một đứa trẻ. Là một người mẹ, bạn nên luôn cố gắng tạo ra các cơ hội tuyệt vời để học. Điều quan trọng nhất là thiên thần 4 tuổi của bạn nhận được đầy đủ sự cổ vũ khuyến khích của cả cha lẫn mẹ. Trẻ em ở giai đọan này thường tìm kiếm mục đích và bạn hãy luôn tạo cơ hội cho con mình để bé tự lập và thực hành các kỹ năng thực tế và có nội dung ý nghĩa.
Nên bắt đầu dạy cho bé từ các việc như dọn giường sau khi ngủ dậy, sắp xếp bàn ăn và giao cho bé các nhiệm vụ khác có thể giải thích cho bé rằng những gì bé biết và học đều có tác động đến gia đình. Khi cho trẻ đi học, có thể nhờ thầy cô chú ý quan sát trẻ để ghi nhận xem trẻ có năng khiếu hoặc có niềm yêu thích với môn học hay điều gì mà có thể ở nhà trẻ chưa có điều kiện bộc lộ.
Đây là một tuổi quan trọng để xây dựng lòng tự trọng. Hãy để cho bé của bạn hiểu được rằng bạn tự hào về khả năng học hỏi của bé. Việc tạo ra cho bé cảm giác bé luôn được ửng hộ và công nhận những bước tiến bộ bé đạt được là quan trọng. Khi con bạn phát hiện được rằng học hỏi là một điều thú vị, bé sẽ trở nên năng động hơn. Trẻ lên 4 đang xây dựng nền móng đầu tiên cho những ngày đi học đến sớm hơn bạn nghĩ, và bạn chắc hẳn luôn muốn nền móng đó vững chãi cũng như chứa đầy các cơ hỏi học hỏi thú vị mà bé sẽ nắm bắt lấy.