Đưa ra các tình huống giả định để trẻ tập đánh giá, nhận diện luôn là cách giáo dục hiệu quả, nhất là trong giáo dục về an toàn và tự vệ. Bạn nên đưa ra các tình huống với nhiều kiểu người khác nhau, từ đàn ông đến phụ nữ, từ già đến trẻ, từ người lạ đến người quen… để trẻ hiểu được sự nguy hiểm không đến từ một đối tượng mặc định nào.
Workshop kỹ năng tự vệ cho trẻ 5-7 tuổi của tổ chức Clever Never Goes tại Hampshire, Anh. Ảnh: BBC
Một tình huống trẻ em được người lạ tiếp cận trong các clip học nhận biết nguy hiểm của Clever Never Goes. Ảnh: BBC
Bạn có thể cho con xem các đoạn phim tình huống cho thấy người lớn đang tiếp cận trẻ em và để chúng quyết định cách ứng xử phù hợp. Ví dụ như cảnh một người đàn ông mời trẻ ăn kẹo và rủ lên xe, rõ ràng đây là tình huống nguy hiểm, trẻ cần tránh xa và tìm gặp người lớn an toàn. Có thể chêm vào những tình huống hoàn toàn vô hại, như một người đến nói chuyện với trẻ trong công viên về chú chó họ dắt theo. Thế nhưng, tình huống lại nhanh chóng trở thành nguy hiểm nếu sau đó người này mời trẻ cùng mình dắt chó đi dạo.