Mỗi lần nghe thấy thế, bé Tuti, chị của Tít dường như cũng biết, phụng phịu quay sang mách mẹ: "Ông chỉ yêu mỗi em thôi".
Hiện nay, nhiều gia đình vẫn có tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Sinh được cậu con trai quý hơn vàng. Mọi tình yêu thương, chăm sóc đều dành cho cậu con trai đó cả, không "thèm" tính đến những đứa cháu khác.
Ngược lại, nhiều gia đình đã có nhiều cháu trai, con trai, khi nào sinh được cô công chúa cũng cưng chiều hết mức, coi đó là "cục vàng" của gia đình. Bé Bảo Ngọc gia đình nhà chị Hòa (Minh Khai) đúng là "ngọc quý" thật. Sinh ra trong một gia đình toàn cháu trai, Ngọc không phải làm gì cả. Đến 10 tuổi, bé cũng không biết làm gì. Chỉ khổ cậu anh trai "bị" làm hết việc nhà. Anh có bắt nạt một tẹo, Ngọc sẽ mách ba và khóc tu tu lên. Thế là ông anh sẽ "lĩnh đủ".
Bố mẹ phải công bằng đấy nhé
Ngay từ khi mẹ có em bé, những người lớn trong gia đình không nên trêu trọc bé: "Sắp ra dìa rồi nhé!" hoặc bố mẹ cũng không nên cảnh báo: "Con sắp có em rồi, không được chiều nữa đâu. Có gì ăn phải nhường em, có đồ chơi phải cho em...". Làm như thế, các bé sẽ rất có "ác cảm" với em bé sắp ra đời, cứ như em ra chiếm hết mọi thứ của anh/chị.
Bố mẹ luôn dạy các con trong một gia đình phải đoàn kết, yêu thương nhau (Ảnh minh họa)
Nếu bố mẹ tỏ ra chiều con này hơn, ghét bỏ, ít quan tâm đến bé còn lại sẽ cảm thấy bị hắt hủi, tủi thân và tự ti. Bé được chiều hơn sẽ lên mặt và ỉ lại. Hệ quả đau xót hơn là anh em trong gia đình sẽ không có tình đoàn kết, yêu thương nhau, ghét nhau đến cả khi đã lớn lên và trưởng thành.
Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu các con trong cùng một gia đình được "chia phần" đều như nhau. Từ quần áo, giày dép, đồ chơi, đồ ăn,... anh/chị có thì em cũng có và ngược lại. Trong cách đối xử, bố mẹ nên thể hiện sự công bằng với các con, thậm chí là bố mẹ có yêu con này hơn một chút.
Bố mẹ đừng quên giảng giải và dặn dò anh/chị lớn phải nhường em bé nhé và các anh chị em trong gia đình luôn phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau!