Thực ra không phải bé cư xử không tốt với bạn bè khi giật đồ chơi của bạn. Lúc đó, bé đã không hiểu được rằng việc bé làm là không đúng. Bé vẫn chưa học cách để chia sẻ, mới chỉ bắt đầu học cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Do đó, bé không nhận ra rằng từ chối chia sẻ có thể làm bạn bè mình buồn
Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ hiểu được cảm giác của người khác tốt hơn và hiểu rằng hành động của mình có thể làm cho người khác thấy buồn, giận hay vui vẻ.
Hãy dậy trẻ biết chờ đến lượt
Trẻ cứ giữ lấy đồ bởi vì trẻ không hiểu được lợi ích của việc chia sẻ đồ chơi. Đầu tiên, hãy giải thích cho con biết rằng con có thể cho bạn bè chơi rồi con sẽ nhận lại đồ chơi đó trong khoảng thời gian ngắn. Có thể biến chia sẻ thành một trò chơi. Đặt chuông đồng hồ, khi hết thời gian, trẻ con phải trả lại thứ đồ đang cầm của bạn.
Đừng phạt con vì tội không chia sẻ
Khi cảm giác giữ đồ khư khư của con lắng xuống thì hãy kéo con vào một hoạt động khác. Mẹ cũng nên khen ngợi con khi con làm đúng. Có thể nói "con đã đúng khi cho bạn Bi chơi đồ chơi cùng với con". Mẹ có thể làm mẫu hành động mà mẹ muốn con bắt chước. Ví dụ, mẹ có thể nói "Con yêu xem này, bố đang chia bánh cho mẹ ăn cùng đấy! Cám ơn bố".
Giấu đồ chơi yêu thích của con
Để hạn chế sự cãi lộn ầm ĩ, trước khi tổ chức trò chơi, mẹ có thể giấu những món đồ chơi yêu thích nhất của con đi. Hãy giải thích với con rằng những món đồ chơi đó đang được mọi người chơi rồi.
Không nên tổ chức tất cả các trò chơi ở nhà
Cần phải thực hành nhiều lần trẻ mới biết sẻ chia
Sân chơi hay những điểm vui chơi công cộng có thể là nơi rất tốt để con học cách chia sẻ đồ chơi với các bạn.
Chuẩn bị cho tính kiên nhẫn
Con có thể cần thực hành nhiều mới để cho các bạn chơi đồ của mình và cần giải thích liên tục về tầm quan trọng của chia sẻ.Và con cũng có thể nhận ra sẻ chia có thể làm cho mọi người vui vẻ và khả năng con trở thành người thơm thảo sẽ được phát triển.