'Mè nheo' được coi là tính khó chịu phổ biến của các bé. Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn đặc tính này nhưng bạn có thể dễ dàng kiểm soát nó đúng cách.
Có chiến lược
Cần có một kế hoạch rõ ràng để bạn kiểm soát cơn mè nheo của bé, trong những tình huống cụ thể như ở nhà, đi mua sắm hoặc ở chơi nhà người thân. Nếu cơn mè nheo xuất hiện sau đó, hãy tập trung vào những gợi ý mà bạn đã phác thảo trước. Nó sẽ giúp bạn bình tĩnh và biết cách kiểm soát.
Nhắc bé điều đã từng xảy ra
Nếu bé đủ lớn để hiểu, bạn cần nhắc để bé nhớ lại chuyện tương tự trong quá khứ và bạn đã từ chối bé thế nào.
Đánh lạc hướng
Tập trung chú ý của bé bằng cách bình tĩnh đưa ra nhưng thứ để bé làm, nhìn, ăn hoặc vui chơi cùng.
Thói xấu lớn thường phát triển từ thói xấu nhỏ
Bạn càng nhanh can thiệp và đánh lạc hướng bé thì tần suất mè nheo ở bé càng giảm.
Hiểu cảm giác của bé
Hãy thử đặt ngang hàng với bé và hiểu giai đoạn phát triển của con khi bạn bắt đầu giải quyết tính xấu của bé. Chẳng hạn, hãy thiết lập một bảng biểu hành vi tốt mà bé nên làm để hướng bé đến những kết quả tích cực.
Mặc kệ bé
Nếu bé khóc, thay vì dỗ dành bạn thử phớt lờ. Khi phát tín hiệu mà không nhận được sự quan tâm từ cha mẹ, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt đòi hỏi trong hòa bình.
Đáp ứng phần nào
Nếu bé vòi vĩnh, bạn có thể thương thuyết với bé trong khả năng có thể; chẳng hạn, bé sẽ được bạn mua cho đồ chơi mới nếu như bé đi ngủ đúng giờ... Không phải mọi đòi hỏi ở bé đều là xấu, quan trọng là bạn biết rõ giới hạn giữa cái đáp ứng được và cái không thể đáp ứng được với bé.
Cương quyết hơn
Nếu mè nheo ngày càng trầm trọng, bạn cần cương quyết hơn. Nếu hai mẹ con đang đi mua sắm, hãy nhanh chóng đưa bé rời khỏi quầy hàng và đưa bé đến nơi nào yên tĩnh, chờ cho cơn mè nheo đi qua.
Viết nhật ký
Có một vài ngày cơn mè nheo xuất hiện nhiều hơn, bạn hãy đánh dấu vào khoảng thời gian trong ngày đó, điều bạn đã làm, điều bé đã làm và kết quả thế nào. Nếu mè nheo thường xảy ra quanh bữa cơm tối, thử cho bé ăn tối sớm hơn, tắm cho bé trước giờ cơm tối, để bé cùng chuẩn bị bữa cơm hoặc có thời gian vui chơi cùng con trong khoảng thời gian này.
Kiềm chế tính nóng nảy của bạn
Nếu bạn cảm thấy mọi việc ngoài tầm kiểm soát hoặc bối rối không biết "xử lý" bé thế nào, bạn có thể ra ngoài thư giãn một chút nhưng vẫn đảm bảo bé trong an toàn. Sau đó, bạn sẽ quay lại và nói chuyện tiếp với bé.