BỆNH CÚM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
Chỉ trong 11 tháng năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 400.000 người mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Các chuyên gia liên tục đưa ra cảnh báo, cúm đang bước vào thời kỳ đỉnh điểm, đặc biệt tăng cao vào mùa Đông Xuân và dịp Tết nguyên đán. Nhiều bệnh viện trên cả nước đang trở nên “quá tải” do tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì cúm tăng đột biến.
Bệnh cúm
nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Chỉ trong 11 tháng năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 400.000 người mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Các chuyên gia liên tục đưa ra cảnh báo, cúm đang bước vào thời kỳ đỉnh điểm, đặc biệt tăng cao vào mùa Đông Xuân và dịp Tết nguyên đán. Nhiều bệnh viện trên cả nước đang trở nên “quá tải” do tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì cúm tăng đột biến.
Cúm là bệnh do virus cấp tính đường hô hấp gây ra trên người và động vật có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Cúm có khả năng lây truyền khủng khiếp, được xếp vào một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới khi bùng phát thành dịch. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người.
Nguyên nhân gây bệnh cúm
Cúm (hay còn gọi là cúm mùa) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm (Influenza virus). Tại Việt Nam, bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C, trong đó chủng hay gặp nhất ở người là chủng A và B.
Cúm thường khởi phát đột ngột, bắt đầu với những triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau nhức bắp thịt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi toàn thân… Một vài người có thể ói mửa và tiêu chảy, nhưng triệu chứng này thường xuyên xảy ra với trẻ em hơn là với người lớn.
Triệu chứng của cúm
Cúm thường có biểu hiện ngay sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Những triệu chứng ban đầu có thể gặp là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi… Trẻ em khi mắc cúm có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa
Cúm là bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người xem nhẹ cúm, không có những biện pháp bảo vệ, phòng ngừa, từ đó phải gánh chịu những hậu quả đau lòng.
Cách nhận biết triệu chứng của cúm và cảm:
Đối tượng nào dễ mắc cúm?
Cúm là bệnh hết sức phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Cúm có thể diễn tiến với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt là các đối tượng:
· Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi;
· Người lớn, đặc biệt là người trên 65 tuổi;
· Phụ nữ mang thai;
· Người bị suy giảm hệ miễn dịch;
· Người bị béo phì nặng;
· Người có các bệnh lý mãn tính như hen, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…
· Ngoài ra, những người làm việc tại môi trường đông người như bệnh viện, trường học và công sở là những đối tượng có nguy cơ mắc và lây truyền bệnh cúm rất cao.
Bệnh cúm lây truyền như thế nào?
Virus cúm có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi…, dịch mũi họng và các giọt nước bọt mang theo virus bay vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, các giọt dịch này khi vấy bẩn lên đồ ăn, vật dụng… cũng có thể truyền virus gây bệnh. Đây là nguyên nhân khiến cúm rất dễ lây lan nơi đông người. Nếu không phòng ngừa hiệu quả, cúm có thể lây truyền khủng khiếp gây ra đại dịch.
Biến chứng của cúm
Cúm thường diễn ra quanh năm, có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm thông thường nên rất nhiều người xem nhẹ. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn đã khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp. Cúm còn là khởi nguồn của các bệnh: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… nếu không điều trị kịp thời.
Phụ nữ mang thai nhiễm cúm trong 3 tháng đầu có khả năng sảy thai, thai lưu hoặc dị tật thai nhi. Nếu không may mắc cúm trong thời gian mang thai, phụ nữ nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm là hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não). Mặc dù đây là hội chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Hội chứng này thường hay gặp nhất ở trẻ em từ 2-16 tuổi. Reye xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng có dấu hiệu giảm dần, trẻ đột nhiên nôn mửa, chuyển sang mê sảng, co giật đi vào hôn mê sâu rồi tử vong.
Phòng ngừa bệnh cúm như thế nào?
Để phòng bệnh cúm mùa, nên tạo thói quen thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống tốt; mang khẩu trang y tế đến nơi có đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên…
Tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm. Báo cáo của các nhà khoa học tại Canada chỉ ra rằng, vắc xin cúm có thể làm giảm tới 50% nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch.
Lịch tiêm phòng vắc xin cúm
Hiện nay đang có 3 loại vắc xin cúm gồm Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan) và CG Flu (Hàn Quốc).
Đối với vắc xin Vaxigrip và Influvac, lịch tiêm cụ thể như sau:
*Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
· Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
· Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
*Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
· Tiêm 1 mũi 0.5ml
· Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
Đối với vắc xin GC Flu, lịch tiêm cụ thể như sau:
*Trẻ từ 36 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
· Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
· Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
*Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
· Tiêm 1 mũi 0.5ml
· Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi có thai . Nếu đang có dịch cúm mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai, vẫn có thể tiêm phòng vắc xin ngừa cúm bất hoạt từ 3 tháng giữa thai kỳ.
Tại sao phải tiêm cúm nhắc lại hằng năm?
Cúm là loại virus có nhiều chủng loại và biến đổi hàng năm. Mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại đưa ra dự báo về chủng cúm mới, và vắc xin cúm mùa thường được sản xuất dựa trên dự báo đó để phù hợp với các chủng gây bệnh đang lưu hành. Hơn nữa, kháng thể bảo vệ tạo ra nhờ virus cúm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn dưới 1 năm. Đó là lý do mỗi loại vắc xin cúm mùa chỉ có tác dụng đối với một chủng vi rút cúm nhất định và phải tiêm nhắc lại khi có vắc xin ngừa chủng cúm mới để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
Tại Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Do đó, tốt nhất người dân nên tiêm vắc xin cúm vào trước mùa cúm.
Nên tiêm vắc xin cúm ở đâu?
Trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ vắc xin ngừa cúm dành cho trẻ em và người lớn, bao gồm cả chủng cúm nguy hiểm nhất, cúm A, cúm B. Với nguồn vắc xin dồi dào, hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GPS đảm bảo bảo quản vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống phòng khám, phòng tiêm sang trọng, khu vui chơi rộng rãi, các khu vực chức năng như phòng chờ, phòng cho con bú, phòng thay bỉm tã rộng rãi… Hệ thống tiêm chủng VNVC đang trở thành địa chỉ tin cậy cho quý phụ huynh và các “thượng đế nhí” tiêm phòng cúm và các loại vắc xin quan trọng khác.
Tất cả khách hàng khi đến với VNVC đều được miễn phí khám sàng lọc và tư vấn, đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe trước khi thực hiện tiêm phòng.
Là đơn vị thực hiện công tác tiêm chủng, VNVC cũng luôn chú trọng việc đầu tư các trang thiết bị, thuốc, dụng cụ y tế cần thiết cũng như thường xuyên đào tạo về quy trình, phương pháp phát hiện, xử trí phản ứng sau tiêm theo đúng hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế, thường xuyên mời các chuyên gia cấp cứu, xử trí phản ứng sau tiêm về đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên…
VNVC luôn nỗ lực hết sức để mang đến cho khách hàng dịch vụ tiêm chủng an toàn, chất lượng và cao cấp với giá thành hợp lý.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin cúm cùng nhiều loại vắc xin khác, Quý Khách có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.