Trẻ mắc chứng chậm nói ngày càng gia tăng về số lượng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và bối rối vì không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu để giúp con. Cùng tham khảo ngay 8 lời khuyên khi dạy trẻ chậm nói dưới đây:
Bố mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói.
1. Nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Trò chuyện mọi lúc, mọi nơi là cách tốt nhất để cải thiện khả năng nói của trẻ ngay cả khi thời điểm đó trẻ chưa nói được.
Với trẻ bắt đầu tập nói, trong thời gian gọi là “hóng chuyện”, có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như: ba, má, cha, mẹ, bà,… để trẻ bắt chước và nói theo.
Với trẻ lớn hơn, cần nói thật chậm, rõ ràng từng từ và không nên nói ngọng kiểu “nựng” bé sẽ gây khó khăn cho bé khi bắt chước. Có thể kết hợp hành động tay chân, biểu cảm khuôn mặt khi trò chuyện.
Khi trẻ đáp lại, hãy khen ngợi còn nếu chưa, hãy kiên nhẫn, lặp lại nhiều lần và khuyến khích con tiếp tục tập nói.
2. Giải thích với trẻ những gì người lớn làm
Hành động này giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật với nhau. Ví dụ như: “Mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của Thỏ”…
3. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Trẻ chậm nói có thể không giao tiếp bằng lời nói nhưng vẫn giao tiếp qua thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Vì thế, trẻ muốn gì, hãy để trẻ tự làm. Đây là cách dạy con tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
4. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Khi trẻ tập nói, thường sẽ phát âm không chuẩn, nói ngọng, nói líu lưỡi. Vì thế trong quá trình dạy trẻ, người lớn không nên bắt chước cách nói đó bởi rất dễ hình thành thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.
Nhấn để phóng to ảnh
Cho trẻ chậm nói tiếp xúc với các bạn đồng trang lức là cách giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
5. Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói
Môi trường lành mạnh để trẻ học nói nhanh nhất chính là những cuộc trò chuyện, hoạt động chung với gia đình, thầy cô và đặc biệt là bạn cùng trang lứa. Vì vậy, phụ huynh nên tạo điều kiện để con mình có thể chơi và tiếp xúc với các bạn cùng tuổi nhiều hơn. Điều này giúp trẻ dạn dĩ, nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
6. Đọc sách - truyện cho trẻ
Sách là liều thuốc thần kỳ với trẻ chậm nói, giúp con làm quen với từ mới, vần điệu mới và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng, phù hợp với độ tuổi để trẻ cảm thấy thích thú hơn.
7. Hát cho con nghe
Những bài hát thiếu nhi cũng là cách rất tốt để trẻ ghi nhớ từ mới bởi nhịp điệu vui tươi của bài hát khiến trẻ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Hãy nhớ một điều, khi dạy trẻ chậm nói, đừng thúc ép và đừng quên khen ngợi. Và dù áp dụng phương pháp nào thì bố mẹ vẫn là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói.