Sự phát triển thể chất
Em bé 5 tuổi của bạn có thể co từng chân một, giữ thăng bằng và di chuyển về phía trước trên từng chân. Bé cũng có thể nhảy qua chướng ngại vật, giữ thăng bằng trên một chân trong ít nhất là 5 giây và chơi nhảy lò cò.
Sự phát triển cảm xúc
Một em bé 5 tuổi sẽ nhận biết được những trò chơi mang tính tưởng tượng của trẻ con là không có thực tuy nhiên lại vẫn chơi rất hào hứng.
Ba mẹ hãy thiết lập và thực thi những giới hạn về hành vi của trẻ, bên cạnh đó cũng củng cố những thói quen mong muốn.
Hãy thường xuyên đối thoại với con về những gì xảy ra ở trường học.
Sự phát triển về mặt xã hội
Con bạn nên cảm thấy hứng thú khi chơi đùa với bạn bè và muốn được giống như các bạn.
Một đứa trẻ 5 tuổi thường thích hát, nhảy múa và chơi trò đóng vai. Bé đã có thể hiểu, tuân theo luật lệ và tham gia những trò chơi mang tính cạnh tranh.
Nếu bé chưa từng được đến trường, hãy xem xét đăng kí cho con bạn vào một trường mầm non hoặc một chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi của bé.
Bé có thể sẽ cảm thấy tò mò hoặc hay chạm vào bộ phận sinh dục của mình.
Sự phát triển tâm thần
Đứa trẻ 5 tuổi của bạn nên biết:
Nhìn mẫu một hình vuông hoặc hình tam giác và có thể bắt chước vẽ theo.
Vẽ một dấu chéo.
Vẽ tranh một con người với ít nhất 3 bộ phận.
Nói được tên và họ của bé.
Viết được tên bé bằng những nét đơn giản.
Kể lại câu chuyện đã được nghe.
Chủng ngừa
Bé nên được chích ngừa những bệnh sau nếu chưa được chích ở lần kiểm tra sức khỏe lúc 4 tuổi:
Liều thứ 5 của vắc xin DTap (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà).
Liều thứ 4 của vắc xin phòng ngừa bệnh bại liệt (IPV)
Liều thứ 2 của vắc xin MMR – V (ngừa sởi, quai bị, rubella và thủy đậu)
Vắc xin cúm nên được xem xét cho bé tiêm nhắc hằng năm trong mùa cúm.
Có thể cho bé dùng thuốc trước khi tới phòng khám để tiêm ngừa, hoặc ngay khi bạn trở về nhà để giảm thiểu khả năng bé bị sốt hoặc khó chịu khi tiêm vắc xin DTaP. Chỉ cho bé sử dụng những loại thuốc thông thường không kê đơn để giúp giảm đau, giảm những triệu chứng khó chịu hoặc sốt được chỉ dẫn bởi nhân viên chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Kiểm tra
Thính lực và thị lực của bé nên được kiểm tra.
Con bạn có thể được khám để tầm soát bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì và bệnh lao, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bé về các kiểm tra và tầm soát cần thiết.
Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng
Khuyến khích trẻ sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Hạn chế nước trái cây ở mức 4-6 ounces một ngày (tương đương với 118-177ml). Hãy chọn các loại nước trái cây có chứa vitamin C.
Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều đường.
Khuyến khích trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn.
Cố gắng sắp xếp thời gian sao cho cả gia đình có thể dùng bữa cùng nhau. Khuyến khích trò chuyện trong bữa ăn sẽ giúp trẻ tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Hãy lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh.
Tiếp tục theo dõi việc đánh răng của con và khuyến khích bé thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa.
Lên kế hoạch đưa bé đi khám răng định kì.
Nếu cần thiết, hãy giúp bé đánh răng.
Sự bài tiết
Tiểu dầm vẫn có thể xem như bình thường ở lứa tuổi này. Đừng phạt con bạn vì điều đó.
Giấc ngủ
Bé nên được ngủ trên giường riêng của mình. Đọc sách trước khi đi ngủ vừa giúp con bạn có thêm kinh nghiệm liên kết xã hội vừa giúp tinh thần bé dịu lại để chuẩn bị bước vào giấc ngủ.
Ác mộng và nỗi sợ hãi bóng đêm rất phổ biến ở tuổi này. Nếu điều đó xảy ra, bạn nên nói chuyện với nhân viên chăm sóc sức khỏe của bé.
Những rối loạn trong giấc ngủ có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng trong gia đình và nên được bàn bạc với nhân viên chăm sóc sức khỏe của con bạn nếu chúng trở nên thường xuyên.
Hãy xây dựng một lộ trình quen thuộc, có tác dụng làm dịu tinh thần bé trước khi đi ngủ mỗi ngày.
Lời khuyên dành cho ba mẹ
Cố gắng cân bằng những nhu cầu của con giữa việc là một cá nhân độc lập và việc phải thực thi các nguyên tắc ngoài xã hội.
Nhận biết mong muốn được riêng tư của con khi bé thay quần áo hay sử dụng nhà vệ sinh.
Khuyến khích bé tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài gia đình.
Hãy để cho bé đảm nhận một số việc vặt trong nhà.
Cho phép bé có sự chọn lựa của riêng mình và cố gắng hạn chế nói “không” với con mọi lúc mọi nơi.
Hãy nhất quán và công bằng khi kỉ luật bé và chỉ ra cho con thấy những ranh giới thật rõ ràng giữa những việc nên và không nên làm. Cố gắng khiển trách hoặc trừng phạt con bạn ở một nơi thật riêng tư chỉ có bạn và bé thôi.
Những hành vi tốt của bé nên được khen ngợi.
Giới hạn thời gian xem ti vi trong khoảng 1 – 2 giờ mỗi ngày. Trẻ con xem truyền hình quá nhiều có khuynh hướng thừa cân.
An toàn
Hãy cho bé một môi trường sống không thuốc lá và không ma túy.
Hãy luôn đội nón bảo hiểm cho bé khi bé đi xe đạp 2 bánh hoặc 3 bánh.
Hãy luôn có rào chắn cho bể bơi với cổng tự chốt an toàn. Cho bé đi học bơi.
Tiếp tục sử dụng ghế ngồi xe hơi chuyên dụng cho trẻ em có mặt quay về phía trước (facing car seat) cho tới khi bé đạt tới chiều cao và cân nặng tối đa cho phép đối với loại ghế đó.
Khi bé lớn hơn, hãy sử dụng một ghế phụ:Trang bị thiết bị báo cháy cho nhà bạn.
Hãy chỉnh nhiệt độ vòi nước nóng tự động của gia đình ở mức 49°C.
Hãy thảo luận với bé về các kế hoạch thoát thân nếu có hỏa hoạn xảy ra.
Tránh mua xe cơ giới cho trẻ.
Luôn đậy kín thuốc, các chất độc hại và cất giữ nó ở ngoài tầm với của con bạn.
Nếu có chuông báo hỏa trong nhà, hãy ghi nhớ rằng súng và các sản phẩm đạn dược phải được khóa và bảo quản riêng biệt.
Cẩn thận với nước nóng và các loại chất lỏng nóng khác, hãy đảm bảo rằng tay cầm của bếp lò quay ngược vào trong đề phòng con bạn kéo nó lên nếu bạn để nó quay ra ngoài.
Cất dao xa và ngoài tầm với của bé.
Hãy thảo luận với con bạn về các kĩ năng an toàn trên đường phố và dưới nước. Khi bé chơi gần đường hoặc nơi có nước bắt buộc phải có sự giám sát cẩn thận của người lớn.
Hãy dặn con bạn không được đi với người lạ hoặc nhận quà, kẹo từ người lạ. Khuyến khích bé nói với bạn nếu có một ai đó chạm vào bé một cách đáng ngờ hoặc tại một nơi không thích hợp.
Hãy nói với con rằng không một người lớn nào có thể bảo con giữ bí mật điều gì đó với ba mẹ và không một người lớn nào có quyền thấy hoặc chạm vào phần kín của con.
Cảnh báo bé không được đi lại gần những chú chó lạ, đặc biệt là khi chúng đang ăn.
Cho bé sử dụng kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc hơn khi ra ngoài trời để bảo vệ da khỏi tia cực tím UV-A và UV-B. Không dùng kem chống nắng có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về da sau này.
Chỉ con bạn cách gọi điện tới số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm.
Dạy trẻ tên của chúng, địa chỉ và số điện thoại.
Hãy ghi nhớ số điện thoại của trung tâm chống độc khu vực bạn ở và để nó bên cạnh điện thoại. Nên chuẩn bị trước tình huống làm sao để được chấp thuận điều trị khẩn cấp nếu lúc đó bạn không có mặt. Có thể bạn sẽ cần phải thảo luận các lựa chọn khác nhau với nhân viên chăm sóc sức khỏe của mình