Những kỹ năng sống cần thiết cho bé mầm non
1. Tự ăn.
Trẻ nên học cách tự ăn ngay từ nhỏ, không nên dựa dẫm người khác. Điều này sẽ thúc đẩy tính tự lập và bản năng sinh tồn trong người bé.
Sau khi trẻ đã được 1 tuổi, ngồi vững và biết cầm nắm, bố mẹ nên tạo cơ hội để trẻ tự xúc thức ăn, cầm thức ăn để ăn; biết ăn được cái gì, không ăn được cái gì.
Ban đầu thường khá khó khăn, thông thường phải đến khi 3-4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn mà không cần người hỗ trợ, biết tự lấy cốc nước uống,…. Hầu hết các bé sẽ học được kỹ năng này khi đi nhà trẻ, nên bố mẹ không cần quá lo lắng hoặc ép buộc bé.
2. Ứng xử.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho bé nhất để có thể tự tin, được yêu mến và hòa nhập được với xã hội.
Chẳng hạn như : chào hỏi, kính trên nhường dưới, nên và không nên làm gì khi ở trong đám đông hoặc trong những tình huống cụ thể, nói cảm ơn và xin lỗi…
Hãy là tấm gương để bé học tập. Ngoài ra, cũng đừng quá gây áp lực mỗi khi bé quên hoặc phạm sai lầm. Vì trẻ còn nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế nên bố mẹ hãy từ từ dạy, nhắc nhở bé thôi nhé!
3. Bơi lội.
Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho bé và cả người lớn. Trong cuộc sống, luôn có những bất ngờ xảy ra và chúng ta không thể lường trước được.
Nếu trẻ biết bơi, trẻ có thể sống sót khi xảy ra tai nạn dưới nước, đồng thời cũng giúp trẻ sinh tồn khi thiếu thức ăn hoặc tìm kiếm lối thoát.
Nhiều người dạy trẻ học bơi ngay từ khi bé lên 3 tuổi, nhưng để đảm bảo an toàn tốt nhất, bạn nên dạy khi trẻ khỏe mạnh, có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ (như kính bơi, phao, ống thở,…) và có sự giám sát 24/24.
4. Nói thật.
Trẻ em vốn không biết nói dối nhưng trẻ học được cách nói dối rất dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế, những lời nói dối vô hại không phải là xấu và ai cũng từng nói dối.
Nói dối để tự bảo vệ bản thân, để người khác quý mến mình,…có vô số lý do để nói dối. Nhưng trẻ còn quá nhỏ để hiểu lời nói dối nào là xấu, lời nói nào không.
Do vậy để tránh cho trẻ có được thói quen này, bạn nên khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc bản thân, thừa nhận lỗi của mình và khen ngợi khi trẻ đã thừa nhận bản thân nói dối hoặc làm sai, đồng thời là tấm gương để trẻ học hỏi theo.
5. Sắp xếp đồ đạc.
Kỹ năng này sẽ giúp trẻ có được thói quen ngăn nắp, gọn gàng ngay từ nhỏ; đây cũng là một phẩm chất tốt không phải ai cũng có.
Bố mẹ nên đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định. Tất cả mọi thành viên trong gia đình, bao gồm cả bé cũng phải tuân theo luật lệ.
Với trẻ em, bạn nên nhắc nhở trẻ sau khi chơi thì xếp đồ chơi lại, quần áo mặc xong phải cho vị trí thường để không vứt lung tung,…
6. Tự chăm sóc bản thân.
Trẻ mầm non cần phải được chăm sóc, hỗ trợ rất nhiều từ người lớn. Tuy nhiên, bạn có thể không biết rằng, nếu cho cơ hội các bé hoàn toàn có thể tự làm được.
Chẳng hạn như : tự lấy nước uống, tự lấy đồ ăn trong tủ lạnh, tự đánh răng, tự đi ngủ không cần bố mẹ ở bên, tự đi giày dép, tự đội mũ khi ra ngoài nắng,…
7. Quản lý thời gian.
Đây cũng là kỹ năng sống cần thiết cho bé nên được rèn luyện từ bé. Có lẽ sẽ hơi khó khăn để bé tự xây dựng thời gian biểu cho mình do vậy bố mẹ nên giúp bé trong hoạt động này.
Bằng cách, đưa ra những quy định về thời gian ăn, thời gian chơi, thời gian xem ti vi,…Nên áp dụng vào với thời gian biểu chung của cả gia đình.
8. Vượt qua khó khăn.
Có rất nhiều thứ trẻ có thể tự vượt qua được mà không cần người khác giúp đỡ. Nếu bạn tiến đến hỗ trợ ngay, trẻ sẽ có thói quen ỷ lại và khó tự lập sau này.
Nếu trẻ vấp ngã, hãy khuyến khích trẻ tự đứng lên. Nếu trẻ cãi nhau với bạn, đừng vội bênh vực con mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, dạy trẻ nói ra suy nghĩ, cảm xúc và hỏi bé các cách để làm lành với bạn (giúp trẻ tự động não) rồi sau đó mới gợi ý cho trẻ cách đúng đắn.
9. Giúp đỡ và chia sẻ.
Đây là một kỹ năng sống cần thiết cho bé, nếu một đứa trẻ không biết cách giúp đỡ và chia sẻ với người khác, khi lớn lên sẽ rất cô đơn, khó hòa nhập.
Dạy kỹ năng này cho bé rất đơn giản, bạn chỉ cần là một tấm gương tốt, bởi vì trẻ em thường bắt chước theo bố mẹ.
Trẻ mầm non có thể giúp đỡ bố mẹ bằng nhiều cách, chẳng hạn như tự ăn, tự cho bát đĩa vào bồn rửa sau khi ăn, tự mặc quần áo, giúp thu dọn đồ,…
Khi chơi với bạn bè hoặc anh chị em khác, nếu trẻ tranh giành đồ chơi thì hãy nhắc nhở và chia đều sao cho công bằng.
Khi thấy người khó khăn hoặc yếu thế, hãy gợi ý trẻ giúp đỡ bằng nhiều cách.
10. Phòng ngừa nguy hiểm.
Đây là một kỹ năng sống cần thiết cho bé, vô cùng quan trọng trong một xã hội phức tạp như ngày nay.
Bạn nên dạy trẻ khu vực nào, đồ vật, con vật nào, tình huống nào là nguy hiểm nên tránh xa. Không nên đi với người lạ, không nhận bất kì vật gì của người lạ.
11. Học hỏi.
Bản thân mỗi đứa trẻ đều luôn ham thích học hỏi và khám phá mọi thứ xung quanh. Bạn chỉ cần tạo cơ hội và môi trường tốt để trẻ tự rèn luyện kỹ năng đó mà thôi.
Hãy dạy trẻ cách đặt câu hỏi cho mọi vấn đề (tại sao?cái gì?), cách giải quyết vấn đề (làm sao? làm như thế nào?).