Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao trung bình của người Việt chỉ tăng 3 cm trong suốt 25 năm (1993-2018), mặc dù tiêu thụ bình quân sữa có chiều hướng tăng qua từng năm. Uống sữa chưa đúng cách có lẽ là một phần nguyên nhân.
VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TỪ SỮA TRONG PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ, chiếm 32%. Tiếp đến là các yếu tố môi trường sống (25%), di truyền (23%), và rèn luyện thể lực (20%).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dinh dưỡng tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Theo đó, cùng với giai đoạn dậy thì, 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng tăng trưởng. Trẻ có thể tăng 25 cm trong năm đầu tiên và 10 cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo. Đến năm hai tuổi, trẻ có thể đạt được chiều cao bằng 1/2 người trưởng thành nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đầy đủ.
Trong giai đoạn này, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp năng lượng cho trẻ phát triển, trong đó không thể không kể đến các dưỡng chất cải thiện chiều cao. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em uống sữa hàng ngày sẽ tăng mật độ khoáng xương, tăng tế bào sinh xương và giảm tế bào hủy xương, giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, sữa còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng giúp hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng cường khả năng tiêu hóa vốn còn non yếu của trẻ. Đây là nền tảng để xây dựng đề kháng khỏe - tiêu hóa tốt, từ đó trở thành “bước đệm” để trẻ phát triển chiều cao. Với những lợi ích trên, mẹ nên tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng dồi dào này.
Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống sữa thay cho bữa ăn. Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên cha mẹ nên kết hợp sữa với bữa ăn đa dạng thực phẩm thuộc 4 nhóm tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng nhất.
CHỌN SỮA THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Sữa là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để tìm được loại sữa phù hợp với từng trẻ không phải điều dễ dàng. Mẹ có thể chọn sữa dựa trên nguyên lý nền tảng đề kháng khỏe - tiêu hóa tốt, bởi đây là “lá chắn” đầu tiên bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, hạn chế ốm vặt, giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt và không bị rối loạn tiêu hoá. Tiêu hóa tốt sẽ giúp trẻ hấp thu tối đa các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện về cả thể trạng lẫn sức khỏe.
NHỮNG SAI LẦM KHI UỐNG SỮA
Sữa là thực phẩm giàu năng lượng. Vì thế, mẹ không nên tùy tiện bổ sung để tránh dẫn đến dư thừa một số chất, lại thiếu hụt một số chất khác. Mẹ cần cho bé uống sữa với liều lượng phù hợp độ tuổi.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo trẻ dưới 6 tháng không nên uống quá 150 ml sữa/lần. Trẻ qua 6 tháng nâng lên 180 ml, đến 12 tháng trẻ uống được 200-250 ml/lần. Với trẻ 1-3 tuổi, các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra khuyến nghị 500 ml/ngày; trẻ trên 3 tuổi uống khoảng 300-400 ml là đủ.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào dinh dưỡng mà bỏ qua những yếu tố về cách sinh hoạt, trẻ cũng khó tăng trưởng tối đa. Đơn cử, trẻ ngủ không đủ giấc hay ngủ muộn đều khiến hormone tăng trưởng GH tiết ra không đủ, cản trở quá trình phát triển chiều cao. Bởi thế, mẹ cần xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh, khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc để tối đa tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ. Theo Khoevadep