Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

Gia Đình

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non/tiểu học có cần thiết hay không? – Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bậc cha, mẹ cần giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ để các con có thể ứng phó với các tình huống một cách linh hoạt, đúng chuẩn mực.

Việc dùng phương pháp nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để đạt được hiệu quả cao nhất thì lại là vấn đề không hề đơn giản của rất nhiều bậc phụ huynh.

Cùng Gentracofeed tìm hiểu các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, tiểu học trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Học thực hành kế toán ở đâu?

Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?

Ngoài việc cung cấp những tri thức, kiến thức trong sách vở thì cha mẹ luôn muốn con mình được phát triển một cách toàn diện. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ giúp cho trẻ biết cách làm việc với người khác, biết cách ứng xử đúng mực, biết cách xử lý các tình huống xảy ra bất ngờ một cách bình tĩnh, linh hoạt.

Nếu được rèn luyện những kỹ năng này từ nhỏ thì trẻ sẽ thêm tự tin, năng động, tự lập hơn. Những kỹ năng sống này cần có thời gian để các con thực hành và rèn luyện, trở thành những kinh nghiệm, thói quen cho các con hằng ngày. Vì vậy các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo cần có sự kiên nhẫn để hướng dẫn các con.

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

Khi trẻ nhỏ thiếu đi các kỹ năng sống cơ bản, con sẽ lúng túng hơn trước các tình huống, sai phạm nhiều hơn và đưa ra phương pháp giải quyết bồng bột. Vì thế, việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ mầm non hay học sinh tiểu học để các con có thể phát triển toàn diện về thể chất, nhân cách và kinh nghiệm sống.

Khi muốn thiết lập bất cứ kỹ năng nào thì cũng cần đến thời gian và sự rèn luyện. Ở trẻ cũng thế, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em không thể nóng vội, đòi hỏi sự kiên nhẫn với 3 bước cơ bản như sau:

  • Tạo dựng cho trẻ nhỏ những kiến thức về hành động: Trẻ nhỏ cần hiểu được mục đích, đối tượng, cách thức và điều kiện hoạt động.
  • Phụ huynh, những người có kiến thức cao hơn cần hướng dẫn thông qua việc gợi ý, làm mẫu và thúc đẩy trẻ tìm tòi, khám phá, quan sát và đừng ngại để bé làm thử.
  • Luôn tạo điều kiện để các bé có thể vận dụng kiến thức, kinh nghiệm mà mình học được vào tình huống thực tế. Đồng thời, người hướng dẫn cần giúp các bé vận dụng linh hoạt kỹ năng, kỹ xảo trong nhiều điều kiện và tình huống khác nhau.

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phải song song giữa lý thuyết và thực hành trên những tình huống cụ thể. Trẻ cần được quan sát người khác làm và trẻ cần tự thực hiện để trải nghiệm.

Chính sự trải nghiệm thực tế nhiều lần sẽ giúp bé hình thành thói quen, rút ra kinh nghiệm và nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm đó. Từ những hành động đó giúp trẻ mầm non chủ động hơn trong việc vận dụng các kỹ năng cần thiết trong những tình huống cụ thể.

Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

(dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi)

1. Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động vui chơi

Chắc chắn, các bé ở lứa tuổi này đều rất hoạt bát, hiếu động, thích khám phá những điều mới mẻ. Vui chơi là một trong các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non được lựa chọn hàng đầu và cũng là môi trường có nhiều cơ hội để trẻ vận dụng các kiến thức, kỹ năng khác nhau trong việc giải quyết tình huống.

Thông qua các trò chơi, trẻ được tham gia vào nhiều vị trí nhân vật khác nhau để trải nghiệm. Từ đó, bé thoải mái sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng của mình, hợp tác và giao tiếp tốt hơn với các bạn cùng lớp và cô giáo.
Trong mỗi trò chơi, bé đều nỗ lực hoàn thành tốt vai trò của mình, từ đó tạo cho bé phong thái tự tin, có trách nhiệm với bản thân…

2. Thông qua các sinh hoạt hàng ngày cũng có thể dạy trẻ kỹ năng sống

Thông thường, sinh hoạt hàng ngày của bé là những hoạt động lặp đi lặp lại. Vì thế, đây là môi trường để bé rèn luyện thói quen và kỹ năng sống tốt nhất, giúp bé tiến bộ hơn từng ngày. Các bậc phụ huynh đừng ngại lồng ghép thêm các công việc, nhiệm vụ của bé theo đúng lịch trình để bé tạo dần cho mình thói quen đúng giờ, sinh hoạt khoa học, nghiêm khắc hơn với bản thân.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bé cũng sẽ gặp phải những tính huống phát sinh mới. đây là cơ hội để bé mở mang thêm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của bản thân.

3. Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống thông qua xem phim, kể truyện

Trong nội dung của những bộ phim hoạt hình, câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của bé sẽ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bé có thể thông qua những hình ảnh ngộ nghĩnh mà mình nhìn thấy để học theo cách ứng xử đúng đắn, cách giải quyết vấn đề khôn khéo mà các nhân vật trong phim, truyện đã làm.

4. Thông qua các hoạt động sáng tạo

Những trò chơi đóng vai, bé sẽ cố gắng “nhập vai” để hoàn thành tốt tình huống giả định. Đây là cơ hội tốt để các bé hình thành thói quen và kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng với sự thích thú.

Ví dự như tình huống: gặp phải kẻ xấu, khi bị lạc, khi tan học nhưng bố mẹ chưa đón, khi đi qua đường….

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa:

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Ở mỗi trẻ sẽ có những yếu tố cá nhân khác nhau. Các mối quan hệ xã hội, hoàn cảnh sống của các bé cũng không giống nhau.

Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần có phương pháp nhất định với sự linh hoạt về hình thức, tận dụng các điều kiện cơ hội để trẻ có nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị. Chính vốn kỹ năng sống phong phú sẽ là tài nguyên để bé khai thác thêm nhiều kiến thức xung quanh, tạo lập nhiều mối quan hệ xã hội và phát triển cách toàn diện nhất.

>>> Có nên học kế toán online không?

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Vì sao phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay?

Dạy kỹ năng sống cho trẻ

Học sinh tiểu học hiện nay rất kém các kỹ năng sống căn bản như: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống… Bởi vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là điều vô cùng quan trọng, cần được cha mẹ, thầy cô hết sức quan tâm.

Có kỹ năng sống tốt sẽ giúp trẻ sớm có nhận thức về bản thân, gia đình và xã hội. Điều này giúp trẻ có thái độ sống tích cực và lành mạnh hơn rất nhiều. Vì vậy ngoài học tập thì cần kết hợp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

1. Giáo dục kỹ năng sống trẻ qua những công việc thường ngày trong gia đình

Các bậc cha mẹ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay trong những việc thường ngày trong gia đình. Bố mẹ hoàn toàn có thể làm được điều này thông qua các sinh hoạt trong gia đình như:

  • Cùng nhau nấu ăn
  • Trồng cây,
  • Tắm cho động vật
  • Hay dọn dẹp nhà cửa…

Ngoài ra, bố mẹ cần chỉ cho con cách cư xử, nói chuyện, giao tiếp với người thân, bạn bè và những người khác. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là cái gì quá cao siêu đó đơn giản là những suy nghĩ, hành động phù hợp trong mỗi hoàn cảnh.

2. Tạo cơ hội cho con được thể hiện bản thân

Hãy để con bạn được nói lên ý kiến của mình đặc biệt là với những trẻ nhút nhát rụt rè. Đó có thể là những suy nghĩ hết sức ngây ngô thậm chí có phần khó hiểu tuy nhiên lại là cơ hội để trẻ thể hiện bản thân và bạn có thể chỉ bảo uốn nắn con mình.

Nhờ đó kỹ năng giao tiếp của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể làm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Ngoài ra bạn có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể trong gia đình, khu phố và cho trẻ làm “thủ lĩnh”, điều này sẽ giúp trẻ tự tin, hoạt bát và thể hiện được cá tính bản thân như:

  • Các trò chơi dân gian,
  • Các hoạt động văn hóa văn nghệ
  • Các cuộc thi kể chuyện, thi ứng xử…

3. Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí

Đó có thể là những buổi đi chơi, dã ngoại, tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng, thăm quan vườn bách thảo, bách thú hay một làng nghề. Qua đó trẻ sẽ có cơ hội giao tiếp và học hỏi rất nhiều điều trong thực tế. Ngoài gia đây cũng là cơ hội để bạn và trẻ cùng cải thiện kiến thức xã hội nữa đấy.

Bố mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia học những khóa học ngoại khóa mà trẻ yêu thích như học vẽ, học múa hay tham gia tìm hiểu các vấn đề xã hội, thuyết trình về các vấn đề đơn giản. Những hoạt động như thế không chỉ giúp trẻ vui vẻ hơn mà còn đem lại một lượng kiến thức và kỹ năng vô cùng lớn trong cuộc sống.

4. Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh

Đây là điều vô cùng quan trọng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phải luôn đảm bảo trẻ được học kỹ năng sống cả ở trường và ở nhà. Giáo viên và phụ huynh cần thường xuyên giữ liên hệ với nhau, cung cấp các thông tin cần thiết về sự phát triển, thay đổi của trẻ ở từng giao đoạn khác nhau để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

Đặc biệt mỗi bậc phụ huynh đều phải luôn rèn luyện mình để nâng cao kỹ năng sống của mình để trở thành tấm tương sáng cho con cái mình noi theo.

Qua đây có thể khẳng định việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hay học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để làm được điều đó đòi hỏi không chỉ nhà trường mà còn cần có sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của mỗi bậc phụ huynh thì mới có thể thực hiện được.