Ai cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, nó giúp cho trẻ có thể chất khỏe mạnh và trí thông minh phát triển toàn diện. Bước qua thời kỳ sữa mẹ, để tiếp tục nguồn dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ, chế độ thực phẩm hữu cơ được áp dụng nhiều để thay thế cho các loại sữa công thức đang bán rộng rãi trên thị trường hiện nay.
Với nhiều quảng cáo cho rằng sữa hạt mang lại lợi ích vượt trội cho sức khỏe, tốt cho cả bà bầu, trẻ em, người già. Vậy thực sự sữa hạt có tốt cho trẻ em không? Mẹ có nên thay thế sữa bột bằng sữa hạt?
Khi nào nên cho bé uống sữa hạt?
1. Sữa hạt có tốt cho trẻ em không?
Hầu hết các loại sữa hạt điều có công dụng như các loại hạt dung để chế biến thành loại sữa đó, vì thế việc uống sữa hạt đơn giản là ăn nhiều hạt đó trong ngày. Ngoài ra có thể có thêm hàm lượng dinh dưỡng từ sữa do các công ty sản xuất đã nghiên cứu để đưa vào. Sữa hạt cung cấp các nhóm dinh dưỡng phổ biến như:
- Vitamin
- Khoáng chất
- Chất chất oxy hóa
- Omega 3,6,9
- Chất béo không no
- Tinh bột
Tuỳ thuộc vài từng loại sữa hạt khác nhau mà hàm lượng chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Nếu hỏi uống sữa hạt có tốt không thì đương nhiên là có. Nó cung cấp được một vài nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ. Nhưng nếu hỏi có nên thay thế sữa bột bằng sữa hạt? Trẻ em có nên sử dụng sữa hạt không lại là một vấn đề khác.
Dinh dưỡng do sữa hạt mang lại đương nhiên là tốt. Nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ là dinh dưỡng được cung cấp từ một loại hạt và không đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ. Nếu cứ cho trẻ tập trung uống sữa hạt ngày này qua ngày khác thì đó là chế độ dinh dưỡng không cân bằng, chất này thừa, chất kia thiếu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
2. Khi nào thì trẻ có thể bắt đầu sử dụng sữa hạt?
2.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Đối với trẻ dưới 6 tháng, khuyến cáo về dinh dưỡng đã rất rõ ràng, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn.
Nếu mẹ không đủ sữa có thể bú sữa công thức, đó là lựa chọn tốt nhất cho trẻ vì sữa công thức đã trải qua hàng ngàn nghiên cứu để có hàm lượng dinh dưỡng gần giống sữa mẹ. Đương nhiên không thể tốt bằng sữa mẹ nhưng đó là lựa chọn ưu tiên. Ở trẻ dưới 6 tháng mẹ cũng nên chú ý bổ sung vitamin D cho con.
2.2. Trẻ từ 6 tháng tuổi
Đối với trẻ trên 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng năng lượng cao hơn. Mẹ không đủ cung cấp nhu cầu sữa cho con nên trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Việc ăn dặm cũng giúp trẻ thúc đẩy hệ tiêu hóa và các hoạt động nuốt chức năng. Từ 6 tháng cho đến giai đoạn 1 tuổi, trẻ chuyển qua ăn dặm, hàm lượng sữa cần cung cấp cho trẻ vẫn lớn.
Do đó, nếu chỉ sử dụng hoàn toàn sữa hạt sẽ không đủ dinh dưỡng cho trẻ. Chỉ nên cho trẻ sử dụng một lượng nhỏ sữa hạt trong giai đoạn này, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng sữa hạt sen, sữa yến mạch,...
Yến mạch là loại hạt được khuyến khích có thể cho bé sử dụng từ 6 tháng tuổi, vì đó là loại hạt bổ sung nhiều dưỡng chất, nhất là đối với các bé có mẹ đang trong giai đoạn bị mất hoặc tắc sữa. Trong thời gian cho con bú, các mẹ cũng nên sử dụng các loại hạt để cung cấp đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và ít bị táo bón hơn là chế độ ăn nhiều đạm động vật.
Sữa yến mạch còn có thể dùng như sữa chính cho bé trên 2 tuồi. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể làm cho bé sữa hạt sen, lần đầu tiên làm loãng, kiểu giống nước nhưng có chút vị thơm hạt sen, sau đó các mẹ bắt đầu phối hợp chung hạt sen với bí đỏ, khoai lang, bắp,…
Ngoài ra các loại sữa từ hạt khác như: sữa mè đen, sữa đậu xanh, đậu đỏ, bắp nếp… đều thích hợp cho bé dưới 1 tuổi.
Với bé từ 6 tháng tuổi, các mẹ có làm cho bé sữa hạt sen
2.3. Trẻ trên 1 tuổi
Từ 1 tuổi, trẻ cần năng lượng, dinh dưỡng để phát triển, nên trẻ cần ăn dặm đúng bữa, còn uống sữa mẹ có thể cho con dùng thêm, đó không phải nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu cho bé. Về loại sữa thì phụ thuộc vào sở thích của con, sữa bò, sữa hạt vị gì tùy bé, có thể thay đổi nhiều loại sữa khác nhau để trẻ không bị ngán.
Lúc này, não của bé cần rất nhiều chất béo tốt để phát triển. Do vậy, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn sữa có nguồn gốc từ các loại hạt cứng ( nuts based milks), ví dụ như sữa hạnh nhân, sữa óc chó, sữa hạt điều, sữa hạt macca,… để bổ sung vitamin B12, riboflavin, đạm, năng lượng và một số khoáng chất thiết yếu khác.
Mẹ nên khuyến khích bé uống không đường ngay từ đầu, hoặc một lượng đường rất ít. Với các bé đã quen vị ngọt, các mẹ có thể sử dụng vị ngọt từ đường phèn, đường thốt nốt, mạch nha, mật ong, mật mía, hay từ quả chà là tự nhiên… tránh sử dụng đường trắng tinh luyện.
Sữa hạnh nhân bổ sung vitamin B12, riboflavin, đạm, năng lượng và một số khoáng chất thiết yếu khác
Sữa từ hạt làm xong có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được từ 4-5 ngày, nhiệt độ lạnh từ 0-5 độ C, không để ở cánh tủ hoặc hộc đựng rau củ. Sữa nên để trong chai thuỷ tinh hoặc nếu chai nhựa thì dùng loại chai PET – loại nhựa an toàn trong chứa đựng thực phẩm, và chỉ chiết sữa vào chai nhựa PET khi sữa đã nguội hoàn toàn.
Một điều quan trọng nữa là nên thay đổi đa dạng nhiều loại sữa trong tuần cho bé, để bé có thể hấp thu nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau và không bị ngán.
Các mê có thể thay đổi đa dạng nhiều loại sữa trong tuần cho bé để bé không bị ngán
Kết luận
Các loại sữa hạt là nguồn bổ sung cho bé, không phải là thực phẩm chính. Bắt đầu 6 tháng tuổi, ngoài việc cho bé tiêu thụ nguồn dinh dưỡng sữa mẹ là chính, thì mẹ cũng tập cho trẻ ăn dặm bằng những loại thức ăn mềm, để bé luyện tập nhai và cử động quai hàm, đồng thời tiếp nhận dinh dưỡng trực tiếp từ nguồn thực phẩm đó. Sữa từ hạt là một sự lựa chọn thú vị cho cả mẹ và bé khi muốn tìm kiếm một nguồn sữa để tiêu thụ mà hoàn toàn không bị dị ứng với lactose.