+Cà rốt
Cà rốt là loại củ giàu vitamin A, được xem là thần dược đối với mắt. Bên cạnh đó, cà rốt còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra, cà rốt có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ nên rất dễ ăn. Để chế biến bữa ăn dinh dưỡng dành cho bé, bạn chỉ cần chuẩn bị vài lát cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi hấp chín. Sau đó tán nhuyễn rồi trộn chung với cháo.
Bạn cũng có thể cho cà rốt sống vào chung với gạo rồi ninh nhừ. Các bé cưng nhà bạn chắc chắn sẽ rất thích món ăn đầy đủ dinh dưỡng lại có màu sắc bắt mắt này đấy.
+Rau ngót
Rau ngót có vị ngọt thanh, tính hàn. Rất tốt cho việc giải nhiệt, thải độc. Đồng thời, đây cũng là loại rau giàu vitamin nhóm B, vitamin C, nhiều đạm và Beta carotene. Giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Khi nấu cháo cho trẻ, bạn chỉ cần cho 1 ít rau ngót thái nhuyễn vào nấu chung là được. Lưu ý: nên cho rau ngót vào 5 phút cuối trước khi tắt bếp, như thế rau không bị nát và mất đi các dưỡng chất vốn có.
+Súp lơ (bông cải xanh)
Súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh là một trong những gợi ý tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm của bé. Bởi chúng chứa nhiều protein, các axit amin, axit folic tốt cho quá trình tổng hợp AND của tế bào. Giúp bé phát triển toàn diện về thể lực và cả trí lực. Khi nấu cháo cho trẻ, bạn nên chọn súp lơ xanh thay vì súp lơ trắng vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng hơn.
Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 50g súp lơ xanh, rửa sạch rồi hấp chín. Sau đó xay nhuyễn rồi trộn chung với cháo. Nếu muốn, bạn cũng có thể cho súp lơ vào chung với gạo và thịt để ninh cho đến khi các nguyên liệu chín mềm.
+Bí ngô
Bí ngô là loại thực phẩm giàu kẽm, protein và các axit hạch. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, chúng có mùi thơm hấp dẫn, là món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ. Tuy nhiên, chúng lại là loại rau củ lâu chín, do đó mẹ nên hấp chín cẩn thận trước khi trộn chung với cháo của trẻ.
+Khoai lang
Khoai lang tạo sự đang dạng bột đường trong khẩu phần ăn của trẻ, giúp trẻ dễ tiêu hóa, nhuận tràng, chống táo bón. Do đó, ngoài việc trộn chung khoai lang với cháo bạn cũng có thể cho trẻ ăn khoai lang hấp chín vào những bữa phụ trong ngày.
-Cách kết hợp rau củ quả khi nấu cháo cho bé
Để các món cháo của trẻ hấp dẫn, đa dạng và đỡ nhàm chán, mẹ nên kết hợp các loại rau củ chúng tôi vừa liệt kê bên trên vào mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp trẻ tập làm quen với nhiều loại rau khác nhau, hạn chế tình trạng kén ăn sau này.
Kết hợp nhiều loại rau củ khi ăn dặm còn giúp trẻ tập làm quen với nhiều loại rau khác nhau
Tùy thuộc vào loại thực phẩm làm nguyên liệu chính mà mẹ có thể kết hợp các loại rau củ sao cho phù hợp. Ví dụ: tôm nấu cháo bí ngô, tôm nấu cháo rau ngót, cà rốt tôm thịt, chim bồ câu bông cải xanh…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể luộc chín các loại rau củ quả để trẻ tự bóc ăn. Đây là cách ăn dặm mà rất thành công ở Nhật và dần được nhiều mẹ Việt tin tưởng áp dụng.
Phương pháp ăn dặm này còn giúp bé tự lập hơn trong cách ăn uống. Trẻ sẽ tự giác hơn, không cần bố mẹ phải đút ép. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết bé cưng mình thích món gì và ghét món gì thông qua số lượng thực phẩm bé tiêu thụ ở mỗi bữa ăn.
Trên đây là một số gợi ý về danh sách các loại rau củ dùng để nấu cháo cho bé cũng như giới thiệu sơ lược về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ.