0 - 1 tuổi
Bạn có thể áp dụng hình thức vận động bị động cho bé, như: nắn chân tay, mát xa cơ thể... Nếu bé cứng cáp hơn, có thể cho bé nằm sấp và trườn, bò trên thảm hoặc bãi cỏ để bé thực hiện một số động tác đơn giản (ngẩng đầu, lật mình, lắc lư theo nhịp nhạc...).
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cơ hội cho bé làm quen và chơi các trò chơi vận động như: kéo xe, lăn bóng, tìm và nhặt đồ vật theo yêu cầu.
1 - 2 tuổi
Đối với độ tuổi này, bạn nên khuyến khích bé tự đi, chạy, nhảy, lên xuống cầu thang, ném bóng hoặc bao cát. Một số trò chơi tham khảo: nhặt lá cây, xe xúc cát, đá bóng, dắt chó đi dạo...
2 - 3 tuổi
Trong độ tuổi này, bé đã tương đối thuần thục các kỹ năng vận động như: chạy, nhảy, leo trèo, lên xuống cầu thang.
Vì vậy, bạn nên cho bé làm quen với các trò chơi phức tạp hơn, ví dụ: thả bóng vào rổ, ném bóng đúng mục tiêu, nhảy xa, nhảy lò cò, nhảy bằng gan bàn chân, tạo các hình con vật với bóng trên tường...
4 - 6 tuổi
Các trò chơi có kết hợp nhiều kỹ năng vận động vừa tạo được nhiều hứng thú, lại vừa tăng cường được thể lực và khả năng vận động của các bé. Một số trò chơi gợi ý: diều hâu bắt gà con, đi qua cầu tre, múa khăn tay, khiêu vũ đơn giản...
Độ tuổi nhi đồng
Các bé từ 6 tuổi trở lên đã có thể tham gia chơi một số môn thể thao: bơi lội, đi bộ nhanh, trượt băng, chạy kỹ thuật, đi xe đạp, các môn thể thao với bóng.
Thời lượng vận động tốt nhất là 3 - 5 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 20 - 30 phút, mỗi ngày không nên chơi quá 2 giờ đồng hồ hoặc chơi 2 - 3 lần trong ngày.
Bên cạnh đó, bạn nên cho bé tập một số động tác có lợi cho sự phát triển của khung xương như: nhảy dây, nhảy cao, nhảy ếch... Mỗi ngày nên tập 1 - 3 lần mỗi lần khoảng 5 - 10 phút là phù hợp.