Hầu hết chúng ta không dành nhiều thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu về việc học của con trẻ cho đến khi bé có kết quả học tập không tốt. Đó là một sai lầm, chúng ta cần ngồi xuống để nói chuyện và trao đổi với con về phương pháp học tập. Bố mẹ cũng cần giúp đỡ con bỏ qua những suy nghĩ không tích cực hay vượt qua sự lười biếng.
Có lẽ mọi người đều biết rằng phương pháp tiếp cận và sự nỗ lực của bé trong học tập là điều quan trọng. Cùng một giáo viên giảng dạy nhưng mỗi trẻ lại có sự tiếp thu và mức tiến bộ khác nhau. Có những trẻ hiểu nhanh và đạt điểm tốt, nhưng cũng có những trẻ không được như vậy. Điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ số thông minh của trẻ mà còn do thói quen học tập của bé. Những thói quen xấu trong học tập sẽ làm bé học kém và ảnh hưởng về lâu dài.
Vậy đâu là những thói quen học tập xấu và cách khắc phục chúng thế nào?
Ảnh hưởng của âm nhạc và truyền hình
Âm nhạc và truyền hình gây ra sự xao lãng rất lớn ở trẻ, ngay cả khi bạn xem tivi hay nghe nhạc ở phòng khác thì nó vẫn sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Ánh đèn nhấp nháy và âm thanh không chỉ thu hút sự quan tâm của trẻ mà còn làm chậm lại quá trình học tập và cản trở khả năng đọc hiểu. Không xem tivi hay nghe nhạc trong thời gian học tập của con là cách để trẻ tập trung toàn bộ trí lực cho việc học.
Ảnh hưởng từ phim ảnh và âm nhạc làm sao nhãng tâm trí của trẻ
Chọn bạn cùng học không phù hợp
Có thêm bạn cùng học là một phương pháp hay để kích thích tinh thần học tập của con trẻ. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự tốt khi chọn được bạn cùng học phù hợp. Không phải tất cả bạn bè đều có thể trở thành bạn cùng học lý tưởng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng học tập của con và bạn cùng học để có phương án giải quyết kịp thời.
Bạn cùng lớp không phù hợp cũng làm thành tích của trẻ đi xuống
Các thiết bị công nghệ
Các thiết bị công nghệ khiến trẻ mất tập trung. Email, tin nhắn, các cuộc gọi khiến trẻ bị xao lãng trong quá trình học. Vì vậy, bố mẹ cần thu lại tất cả các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng trong thời gian con học.
Tiếng ồn
Thật khó để trẻ tập trung học khi trong nhà quá "nhộn nhịp". Để có được không gian yên tĩnh cho trẻ chuyên tâm vào việc học, bố mẹ cần thay đổi các hoạt động trong gia đình cho phù hợp. Trong thời gian con học, mọi người không nên gây ra tiếng ồn quá lớn. Ngoải ra, thư viện công cộng và thư viện của trường cũng là môi trường học tập tuyệt vời giúp con tập trung cao độ.
Sẽ khó cho trẻ nếu tập trung ở nơi nhiều tiếng ồn
Thiếu tổ chức
Thiếu tổ chức là điều tự nhiên ở trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý rèn luyện cho con khả năng tổ chức cho con, chẳng hạn hướng dẫn con cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập và lên kế hoạch hoạt động trong ngày. Khi trẻ đã có kế hoạch của mình và thường xuyên thực hiện đúng những kế hoạch đã đặt ra, khả năng học tập của bé sẽ được cải thiện. Không chỉ vậy, thói quen tổ chức này còn mang lại nhiều lợi ích khác trong cuộc sống của con.
Sự trì hoãn
Chúng ta đều có lý do để giải thích cho sự trì hoãn của mình, nhưng chúng là một thói quen xấu khiến công việc ta bị chậm lại. Ở trẻ, sự trì hoãn cũng mang lại kết quả tương tự. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần dạy cho con kỹ năng quản lý thời gian thích hợp để hoàn thành tốt bài tập về nhà, chuẩn bị bài học mới, đọc sách tìm hiểm thêm thông tin và chuẩn bị cho các kỳ thi. Bố mẹ cũng nên lập kế hoạch của gia đình sao cho phù hợp với thời gian biểu học tập của con.
Không chuẩn bị
Con sẽ không thể học tập tốt ở trường nếu không có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập. Nếu trẻ thường xuyên quên đồ khi đến trường, bố mẹ cần hướng dẫn con tạo một danh sách kiểm tra và tiến hành kiểm tra đồ dùng trước khi chuẩn bị đến trường. Phụ huynh cũng nên làm trao đổi với giáo viên để hỗ trợ con những điều cần thiết khác trong học tập.
Nhồi nhét kiến thức
Nhồi nhét kiến thức mỗi khi kỳ thi đến là một phương pháp học tập không hiệu quả. Lưu trữ kiến thức cần phải có thời gian, năng lượng và sức mạnh của bộ não. Vì vậy mà việc thu nạp thông tin quá tải và thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe của trẻ.
Nguồn Phunutoday