Những trò chơi giả vờ hay bắt chước có thể giúp bé 3 tuổi phát triển ngôn ngữ, cách thể hiện cảm xúc và nhiều kỹ năng xã hội khác. Mẹ nên tạo cho bé những “đạo cụ” thích hợp để bé tha hồ đóng kịch với câu chuyện tưởng tượng của mình.
Bé 3 tuổi rưỡi học được gì qua những trò chơi tưởng tượng?
Một trong những món quà thích hợp nhất bạn có thể tặng con là gì? Thử suy nghĩ xem nào!
Đã bao giờ bạn nghĩ đến một thùng giấy lớn mà bé có thể dùng làm tàu vũ trụ hay làm cửa hàng tạp hóa, cắt thành xe ô tô hay ngôi nhà. Món đồ này có thể đem lại sự khích thích trí tuệ, sự vui vẻ và xúc cảm nhiều hơn bất kỳ món đồ chơi điện tử nào.
Bên cạnh đó, với những trò chơi tưởng tượng, khi bé giả vờ và bắt chước người lớn sẽ mang tính tương tác nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các trường mầm non đều trang bị nhiều đạo cụ để các bé chơi trò chơi này như hộp khối xếp hình, thiết bị nhà bếp và quần áo hóa trang.
Các bé 3 tuổi rưỡi sẽ được học nhiều điều thông qua việc tưởng tượng. Khi đóng vai cảnh sát hay ba/mẹ, bé bắt chước từ cách đi đứng của nhân vật. Bé có thể thể hiện cảm xúc như giả vờ phạt bé bị hư. Bé sẽ học được cách thương thuyết và giải quyết khó khăn. Bé sẽ học được cách suy nghĩ cho người khác và biết đồng cảm với người xung quanh.
Việc tạo ra các nhân vật tưởng tượng sẽ khuyến khích việc phát triển ngôn ngữ và tư duy trừu tượng ở các bé 3 tuổi rưỡi. Điều này cũng có thể liên hệ đến việc nhận diện từ và chữ cái sau này.
Để khuyến khích bé vận dụng sự tưởng tượng, bạn có thể tìm ra một số đạo cụ hỗ trợ như: những chiếc hộp giấy, trang phục, giày dép, đồ gia dụng, thú nhồi bông và đồ chơi viết vẽ. Sau đó vui vẻ dàn xếp đạo cụ và cùng diễn nào.
Khi được đóng vai anh hùng mà bé thần tượng, bé thấy thoải mái và tự tin về bản thân hơn
Cuộc sống của mẹ
Thường ba mẹ chụp vô số hình ảnh khi con còn nhỏ. Không lâu sau đó phụ huynh thường lãng quên vì quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày.
Rồi bạn sẽ nhận ra rằng hình ảnh đẹp nhất không phải là những bức hình chân dung gia đình mà là cảnh gia đình bạn đang vô tư vui đùa.
Chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh khi bé đang nô đùa ngoài sân, đang tắm hoặc đang say sưa đóng kịch. Chẳng sao cả nếu bạn không có đủ bức ảnh về bé trong nhiều tuần liền, nhưng ít ra bạn cũng nên “chộp” được khoảnh khắc kỳ diệu này phải không nào.